Một năm nữa đang dần đi qua, không khí giáng sinh, năm mới càng gần, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” để trang trải cuộc sống và về quê đón tết càng đè nặng lên đôi vai những sinh viên xa quê có hoàn cảnh khó khăn.
Cô gái tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành thú y, chàng trai tốt nghiệp trường Đại học (ĐH) Nông Lâm TP.HCM. Cả Trần Ngọc Hiền và Võ Thành Đông đều chọn cho mình con đường lập nghiệp trên mảnh đất quê hương. Bằng sức trẻ và sự quyết tâm, họ đã thành công.
Đến thăm gia đình chú Niêu chúng tôi không khỏi mừng cho chú khi trong chuồng nuôi bò sữa của gia đình có đến 9 con bò sữa, trong đó có 2 con đang cho sữa. Ngoài góc vườn của gia đình là 2 con bò sinh sản, mỗi con trị giá đến 30 triệu đồng. Trò chuyện với chú trong căn nhà mới được xây dựng khang trang, chú Niêu kể: “Ngày trước, gia đình tôi nghèo lắm. Nhà có 9 miệng ăn, ngoài tôi và bà nhà là lao động chính ra chỉ có thêm thằng lớn phụ giúp, còn lại một bầy con lít nhít đi học. Chỉ có cái ăn cũng bữa được ăn bữa không, tiền học không có để đóng. Ngày đó, hai cha con tui ngày nào cũng lên tận Long Nguyên đốn củi để bán, giá củi thì chỉ 3.500 đồng/khối. Hai cha con đốn cả ngày giỏi lắm cũng chỉ được 1,5 khối củi, không đủ đong gạo cho cả nhà. Những ngày không đốn củi thì đi cuốc ruộng mướn, làm đủ các công việc mà mọi người thuê mướn nhưng vẫn không đủ ăn. Đã nghèo lại còn gặp tai ương. Một lần đi cuốc ruộng mướn tôi cuốc phải mìn, mìn nổ miểng văng trúng đầu làm một bên mắt bị mờ từ đó!”. Chú Niêu bên đàn bò sữa của gia đình
Thời gian gần đây, nhiều người dân ở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh có thêm nghề mới để mưu sinh. Đó là nghề... bắt rết. Chỉ cần chiếc cào cỏ, mỗi ngày, một người có thể kiếm được từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Nghề này có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái? Thiết nghĩ, các ngành chức năng liên quan cũng cần lưu tâm...
Nhắc đến tên của loài rắn này, không ít người nghĩ rằng đây là loài rắn độc, rất khó gần chứ nói gì đến việc thuần chủng, nuôi nhốt. Vậy mà hiện tại, nhiều hộ dân ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát đã chọn nuôi bởi lợi nhuận rất cao. Tính trung bình, người nuôi lãi ròng khoảng 1 triệu đồng/con/năm. Sau 1 năm nuôi nhốt, số rắn trong trại anh Của bắt đầu đẻ trứng
Anh Lê Hữu Lộc, chủ DNTN Chín Phước thẳng thắn cho biết anh khởi nghiệp từ cửa hàng tạp vật, điện nước rất nhỏ. Nhưng nhờ nắm bắt được thời cơ và gặp nhiều may mắn trong kinh doanh nên Chín Phước bây giờ đã trở thành một nhà cung ứng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất (VLXD & TTNT) lớn tại Bình Dương.