Một năm nữa đang dần đi qua, không khí giáng sinh, năm mới càng gần, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” để trang trải cuộc sống và về quê đón tết càng đè nặng lên đôi vai những sinh viên xa quê có hoàn cảnh khó khăn.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay có rất nhiều cơ sở kinh doanh hoa kiểng với quy mô lớn. Hoa kiểng được bày bán chủ yếu là những chậu hoa nhỏ với những sắc màu tươi được nhiều khách hàng ưa chuộng. Chị Trần Kim Lệ, chủ một cửa hàng hoa kiểng trên đường Huỳnh Văn Lũy (KP.6, phường Phú Lợi, TP.TDM) cho biết: “Chị làm nghề kinh doanh hoa kiểng này khá lâu rồi, kinh doanh cũng ổn. Đa số các loại hoa kiểng trong cửa hàng được nhập về từ TP.Hồ Chí Minh hay lấy từ Bến Tre, Đồng Tháp nên hoa tươi hơn mà giá cả cũng mềm. Nhiều khách hàng tìm mua những chậu hoa nhỏ, có màu sắc tươi như là hoa lan, hoa yến thảo, hải đường... hay là những chậu cây cảnh tượng trưng cho phú quý, giàu sang như là cây phú quý, cây thịnh vượng... để trưng bày trong nhà hay trong văn phòng”.
Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Phú Giáo hiện có hơn 1.660 hội viên, sinh hoạt tại 11 cơ sở hội. Với đặc thù là huyện thuần nông, có điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình kinh tế trang trại, các CCB huyện Phú Giáo đã tận dụng tốt những lợi thế về điều kiện thổ nhưỡng và lao động để phát triển kinh tế. Thời gian qua, nhiều CCB trong huyện đã xây dựng được những mô hình kinh tế hiệu quả, mang lại thu nhập cao. Nhiều CCB là tấm gương tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh, như: Phùng Văn Thức, La Văn Bình ở xã Tam Lập; Trương Quang Quỳ, Vũ Văn Dậu ở xã Phước Hòa; Bùi Duy Toán, Đỗ Thị Tim, Nguyễn Xuân Diệu ở xã An Thái...
Là một trong số ít hội viên Hội Nông dân tỉnh nhận giải thưởng Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (NDSXKDG) toàn quốc lần thứ IV-2012, chị Nguyễn Ngọc Diệp (tổ 2, khu phố 5, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo) thành công bởi biết tận dụng và phát huy các yếu tố trong mô hình kinh tế kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi để vươn lên làm giàu.
Không một mảnh đất cắm dùi, làm mướn bằng đủ nghề khác nhau, nhưng ở tuổi ngũ tuần, ông Nguyễn Văn Tỵ ở ấp Suối Cát, xã Thanh Tuyền đã tạo dựng được một cơ ngơi khá ổn với vườn cây ăn trái và ao thả cá khá lớn.
Ông Phùng Xuân Thức, 57 tuổi ở tổ 1, ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo là người đầu tiên ở huyện Phú Giáo mạnh dạn phát triển mô hình V.A.C (vườn - ao - chuồng) và đặc biệt thành công với mô hình nuôi ba ba, cá nước ngọt. Từ một hộ gia đình khó khăn, đến nay gia đình ông Thức đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Từ mô hình V.A.C của gia đình ông Thức, nhiều hộ dân trong xã đã làm theo và đạt kết quả tốt, từng bước ổn định cuộc sống. Đối với ông Thức, mô hình nuôi ba ba vốn ít lời nhiều