Một năm nữa đang dần đi qua, không khí giáng sinh, năm mới càng gần, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” để trang trải cuộc sống và về quê đón tết càng đè nặng lên đôi vai những sinh viên xa quê có hoàn cảnh khó khăn.
Lâu nay, nghề nuôi yến chủ yếu phát triển mạnh ở các vùng ven biển miền Trung, nhất là tỉnh Khánh Hòa, bởi nơi đây hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để nghề này phát huy hiệu quả cao. Những năm gần đây, nghề nuôi yến bắt đầu phát triển tại các tỉnh miền Đông Nam bộ. Tại Dầu Tiếng, nghề nuôi yến được bà con nông dân thử nghiệm thành công, trong đó mô hình nuôi yến tại nhà của bà Vũ Thị Tuất, ngụ ấp Tân Phú, xã Minh Tân là một điển hình. Bà Tuất giới thiệu những tổ yến vừa được bà thu hoạch
Những năm gần đây, phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi được phát triển rộng khắp từ tỉnh tới xã, phường, thị trấn; từ đó xuất hiện nhiều “lão nông” tiêu biểu. Bằng sự nhanh nhạy, sáng tạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, xây dựng mô hình sản xuất mới, những “lão nông” này trở thành những tỷ phú chân đất...
“Thôn tính” là cụm từ khá dè dặt khi được sử dụng trước dấu hiệu lăm le thay đổi trật tự trong hội đồng quản trị (HĐQT) ở nhiều doanh nghiệp có cổ phần công chúng. Sự việc vừa diễn ra ở Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) là một ví dụ.
Phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi (NDSXKDG), đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng là một trong những phong trào “mũi nhọn” được Hội Nông dân (HND) tỉnh phát động trong những năm qua. Từ phong trào này, không chỉ xuất hiện những gương điển hình “dám nghĩ, dám làm” mà chính họ còn đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn...
“Dao cạo mủ hiệu Thanh Nam cho thời gian bén lâu, độ mỏng và độ chính xác cao hơn khi cạo vào thân cây, từ đó cho sản lượng mủ nhiều hơn, tiết kiệm thời gian cho công nhân (CN) khai thác”, đó là khẳng định của nhiều CN khai thác mủ tại xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng. Dao cạo mủ Thanh Nam là sản phẩm do anh Phạm Thanh Nam, ngụ xã Minh Tân làm ra. Sản phẩm này đã giúp anh Nam đạt danh hiệu thanh niên làm kinh tế giỏi với mô hình, sáng chế mới.
Sau hơn 2 năm triển khai nuôi dế than, anh Đoàn khẳng định nuôi dế than là nghề thích hợp với những gia đình có ít đất, neo người và ít vốn. Lợi nhuận từ con dế than có thể nói cao hơn nhiều so với nuôi gà, nuôi heo. Anh Đoàn cho biết ưu điểm của con dế than là ăn ít, công chăm sóc ít, không có dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp. Theo anh Đoàn, thức ăn chủ yếu của dế là cỏ, lá mì, các loại củ, quả, cám công nghiệp dùng cho gà xay nhỏ. Thời gian sinh trưởng của dế từ khi nở đến khi xuất bán là 35 ngày, dế 40 ngày tuổi đã bắt đầu sinh sản. Thời gian sinh trưởng mạnh nhất của con dế bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 11 hàng năm. Dế đạt chuẩn khoảng 700 con/kg.
Dầu Tiếng là huyện thuần nông. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Bên cạnh thế mạnh là cây cao su, nông dân Dầu Tiếng đã thử nghiệm nhiều mô hình nông nghiệp mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Trong đó, mô hình chăn nuôi bò sữa của nông dân xã Long Tân hiện đang phát huy hiệu quả nhờ có Tổ hợp tác (THT) chăn nuôi bò sữa.
Mốp xốp tưởng là thứ không giá trị nhưng nếu biết cách chế tác, thêm một chút hoa tay cùng việc nhanh nhạy nắm bắt được thị hiếu của thị trường, những khối mốp xốp vô tri thật sự mang lại những khoản tiền ít ai ngờ đến. Đó là công việc hàng ngày của đôi vợ chồng Nguyễn Văn Tiến và Ngô Thị Lệ thường làm để có được cuộc sống sung túc hôm nay. Chị Lệ đang giới thiệu sản phẩm cho khách hàng
Công tác trong ngành giáo dục, sau khi nghỉ hưu ông Bùi Thanh Sơn (KP.Bình Minh 1, P.Dĩ An, TX.Dĩ An), trở về làm Chi hội trưởng Chi hội nông dân KP.Bình Minh 1. Từ đây, ông bắt đầu tìm niềm vui từ vật nuôi, cây cảnh. Một lần tình cờ xem tivi thấy mô hình nuôi chim trĩ cho hiệu quả kinh tế cao, ông mạnh dạn đầu tư nuôi thử nghiệm và đã gặt hái nhiều thành công. Hiện nay, với mô hình “độc”, ông được Chi cục Kiểm lâm cấp phép, Hội Nông dân phường biểu dương gương sản xuất giỏi năm 2011.