Hiệu quả từ chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Cập nhật: 26-05-2021 | 09:10:39

“Từ khi được tham gia những buổi tập huấn kiến thức về kỹ năng chăn nuôi gia súc, gia cầm, kỹ thuật trồng trọt đã giúp cho việc chăn nuôi cũng như trồng trọt của gia đình tôi phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao”, ông Trị Quang, người dân tộc Khmer, ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo, chia sẻ.

Nhờ tham gia tập huấn kiến thức về kỹ năng chăn nuôi, ông Trị Quang đã phát triển thành công mô hình nuôi bò

Giúp nhau làm kinh tế giỏi

Ông Trị Quang cho biết trước đây việc chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng như chăm sóc cây trồng, gia đình ông chỉ dựa vào những kinh nghiệm sẵn có, do vậy năng suất cũng như hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Khi xã thông báo mở những buổi tập huấn hướng dẫn về chăn nuôi, ông đã tham gia. Được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, ông đã áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả, vật nuôi ít bị mắc bệnh, có bệnh cũng được trị khỏi không bị chết như trước. “Từ đó, hễ nghe thông báo của ấp có lớp tập huấn, dù bận việc tôi cũng sắp xếp để có thời gian đến dự và nắm thêm những kiến thức bổ ích. Từ khi tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi bò, gà, cách làm chuồng trại để bảo đảm sức khỏe cho gia súc, gia cầm và kỹ thuật trồng trọt do UBND xã tổ chức, tôi hiểu biết thêm rất nhiều về kỹ thuật cũng như việc phòng ngừa dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt, đặc biệt là biết cách lựa chọn con, cây giống cho năng suất, chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình”, ông Trị Quang chia sẻ.

Đến nay, gia đình ông Trị Quang đã phát triển mô hình nuôi bò, gà với số lượng 7 con bò thịt, gần 200 con gà chân vàng lai nòi, 2 ha cao su và 1 ha điều. Trừ các chi phí đầu tư chăm sóc, hàng năm gia đình ông thu lợi được hơn 100 triệu đồng. Kinh tế gia đình phát triển ổn định nên có thêm điều kiện cho con cái ăn học, 3 người con của ông Trị đều học đại học, cao đẳng và đã ra trường có công việc, thu nhập ổn định.

Với hộ gia đình ông Ngưu Bư, người dân tộc Khmer, ấp Tân Thịnh, xã An Bình ngoài chăm sóc 2 ha cây cao su, gia đình ông còn nuôi thêm bò sinh sản. Ông Bư cho biết, từ lúc tham dự các buổi tập huấn, ông được biết giống bò 3b có trọng lượng сao, mau phát triển cho hіệu quả kinh tế rất cao, trong khi giá bò 3b giống không quá caо. Đặc đіểm của giống bò nàу là cơ bắp phát triển siêu trội, ngoạі hình đẹp, thịt thơm ngon. Đặc biệt, bò con sau khi sіnh lớn rất nhanh, chỉ khoảng 4,5 tháng đã lớn nhanh vượt trội hơn so với giống bò khác. Bò 3b bán làm giống ngay từ khi 1 tháng tuổi сó giá khoảng 15 triệu đồng/con, trong khi các giống bò kháс phải 6 - 10 tháng mới bán được giá như vậy. Đến nay, gia đình ông đã phát triển thành cặp bò 3b sinh sản. Hàng năm, thu nhập từ việc bán bò 3b con được hơn 60 triệu đồng. Đạt được thành công nhưng ông Bư không giữ kinh nghiệm cho riêng mình mà chia sẻ kỹ thuật cho các hộ gia đình xung quanh để họ biết cách thức chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, tiêm vắc xin cho gia súc, gia cầm để phòng bệnh...

Bà Ung Thị Đào, cán bộ phụ trách Nội vụ, dân tộc, tôn giáo và Thi đua xã An Bình, cho biết: “Nhiều năm qua, định kỳ 2 lần/năm, xã phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện để tổ chức tập huấn kiến thức về nuôi trồng, qua đó góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình. Sau một thời gian chăn nuôi, hầu hết đàn bò, lợn, gà... của các hộ đều phát triển tốt, số lượng đàn tăng nhanh. Nhiều gia đình chủ động mở rộng chăn nuôi, đầu tư thêm vốn để mua gà, lợn về nuôi, nhờ đó thu nhập khá lên”.

Nhiều chính sách hỗ trợ

An Bình là xã có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, chiếm 75% trong cơ cấu kinh tế. Toàn xã có 265 hộ gia đình là người dân tộc Khmer, với hơn 1.000 nhân khẩu. Để giúp các hộ gia đình dân tộc thiểu số trên địa bàn xã có điều kiện phát triển kinh tế, giảm nghèo, góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền đã có nhiều chủ trương, chính sách, đồng thời cùng các tổ chức hội và đoàn thể xã chủ động triển khai nhiều chương trình phát triển kinh tế, phổ biến các kiến thức về khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất phù hợp với đặc thù, lợi thế của địa phương.

Ông Võ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã An Bình, cho biết UBND xã luôn quan tâm chăm lo đời sống, phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. UBND xã đã triển khai thực hiện nhiều chính sách và đề xuất các nội dung cũng như công tác và xây dựng các chính sách dân tộc... Tiêu biểu như việc định hướng nghề nghiệp cho đồng bào, hàng năm UBND xã phối hợp với trung tâm, trạm khuyến nông, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động, trong đó có lao động là người dân tộc thiểu số tham gia các khóa học nghề, các lớp khuyến nông theo từng chủ đề cụ thể, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương như mở các lớp tập huấn phương pháp trồng cây cao su, điều, khoai mì, tiêu; chăn nuôi trâu, bò, heo, gà...

Thực hiện dự án định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay xã có 112 hộ gia đình được cấp đất canh tác điều và cao su với tổng diện tích hơn 116 ha, giúp đồng bào phát triển sản xuất, ổn định đời sống... Công tác phổ cập giáo dục trong đồng bào dân tộc thiểu số cũng được chú trọng. Hàng năm, xã vận động 100% con em đồng bào dân tộc thiểu số đến tuổi đến trường đi học; phối hợp với Ngân hàng Chính sách - Xã hội cho học sinh, sinh viên là con em đồng bào dân tộc vay vốn; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo; phối hợp các đoàn khám bệnh ưu tiên khám cho đồng bào dân tộc...

“Trong thời gian tới, UBND xã tiếp tục triển khai đưa chủ trương, nghị quyết, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào đời sống nhân dân trên địa bàn, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số, không ngừng nâng cao tinh thần đoàn kết, cùng phát triển kinh tế bền vững, xây dựng”, ông Lợi chia sẻ.

An Bình là xã có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, chiếm 75% trong cơ cấu kinh tế. Toàn xã có 265 hộ gia đình là người dân tộc Khmer, với hơn 1.000 nhân khẩu. Để giúp các hộ gia đình dân tộc thiểu số trên địa bàn xã có điều kiện phát triển kinh tế, giảm nghèo, góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền đã có nhiều chủ trương, chính sách, đồng thời cùng các tổ chức hội và đoàn thể xã chủ động triển khai nhiều chương trình phát triển kinh tế, phổ biến các kiến thức về khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất phù hợp với đặc thù, lợi thế của địa phương.

ĐỖ TRỌNG

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên