Chính phủ vừa ban hành Nghị định 40/2019/ NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cải thiện chất lượng môi trường đã được quy định tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14-2-2015. Trong đó, sửa đổi bổ sung quy định về đối tượng phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
Nhiều sửa đổi, bổ sung
Theo quy định mới, các đối tượng phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt gồm: Các dự án khai thác khoáng sản được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau ngày 1-7-2019; cơ sở khai thác khoáng sản đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trước ngày 1-7-2019 nhưng chưa có phương án được phê duyệt.
Các đối tượng trên nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây phải lập lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường: Thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường; tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án (bao gồm cả phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung) đã được phê duyệt; theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt không đủ để thực hiện. Nghị định cũng nêu rõ: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ tại Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam.
Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là việc các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản ký gửi một khoản tiền nhất định, theo một thời hạn nhất định vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương (sau đây gọi chung là Quỹ Bảo vệ môi trường) để bảo đảm trách nhiệm thực hiện các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường với hoạt động khai thác khoáng sản.
Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh tổ chức hội nghị cán bộ công chức và người lao động Vừa qua, Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh đã tiến hành Hội nghị cán bộ công chức và người lao động năm 2021. Hội nghị đã báo cáo kết quả hoạt động năm 2020, phương hướng, kế hoạch hoạt động năm 2021; báo cáo tài chính kế toán năm 2020; thông qua dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2021 và góp ý các văn kiện của Sở Tài nguyên và Môi trường… Cán bộ công chức và người lao động có nhiều đóng góp ý kiến cho văn kiện hội nghị của Quỹ. Các ý kiến đóng góp được giải đáp và tiếp thu nghiêm túc. Hội nghị đã phát động thi đua năm 2021, phấn đấu đạt 100% cán bộ công chức và người lao động hoàn thành nhiệm vụ trở lên và tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”. Hội nghị đã thông qua nghị quyết và Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2021 với 100% cán bộ công chức và người lao động thống nhất nội dung. Dịp này, hội nghị cũng đã biểu quyết bầu 2 đại biểu đại diện Quỹ t ham dự Hội nghị cán bộ công chức viên chức của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2021. |
Cải tạo, phục hồi môi trường
Mục đích của việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là để bảo đảm tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản thực hiện ký quỹ lần đầu trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày được phê duyệt phương án, phương án bổ sung. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản mới thực hiện ký quỹ lần đầu trước ngày đăng ký bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ. Trường hợp ký quỹ nhiều lần, việc ký quỹ từ lần thứ hai trở đi phải thực hiện trước ngày 31-1 của năm ký quỹ. Tổ chức, cá nhân nộp số tiền ký quỹ hàng năm phải tính đến yếu tố trượt giá và được xác định bằng số tiền ký quỹ hàng năm quy định nhân với chỉ số giá tiêu dùng của các năm trước đó tính từ thời điểm phương án, phương án bổ sung được phê duyệt. Chỉ số giá tiêu dùng hàng năm áp dụng theo công bố của Tổng cục Thống kê cho địa phương nơi khai thác khoáng sản hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang có 36 công ty được cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Tính đến thời điểm hiện nay, Quỹ Bảo vệ môi trường đã tiếp nhận tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đối với 27 công ty, với tổng số tiền hơn 9 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch năm 2021. Tổng số dư tiền ký quỹ hiện nay hơn 100 tỷ đồng, được mở tài khoản riêng để quản lý theo quy định. Tình hình ký quỹ luôn được chú trọng, thường xuyên đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện ký quỹ theo đúng quy định.
Bà Đinh Sao Mai, Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Bình Dương, cho biết số tiền ký quỹ được sử dụng cho mục đích cải tạo phục hồi môi trường khi doanh nghiệp đã hoàn thành việc khai thác khoáng sản. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ nhưng giải thể hoặc phá sản và chưa thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng phương án được phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ của dự án khai thác khoáng sản có trách nhiệm sử dụng số tiền đã ký quỹ, bao gồm cả tiền lãi để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.
Bà Đinh Sao Mai cho biết thêm, việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ trên cơ sở tổ chức, cá nhân đã hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án được phê duyệt. Đồng thời, công ty phải gửi kế hoạch rút tiền ký quỹ cho Quỹ trước ba tháng để quỹ kịp thu xếp hoàn trả tiền gốc và lãi theo quy định. Tổ chức, cá nhân chỉ được rút tiền lãi một lần sau khi có giấy xác nhận hoàn thành toàn bộ nội dung phương án hoặc phương án bổ sung.
Các tổ chức, cá nhân được duyệt phương án, giấy phép khai thác - liên hệ Quỹ Bảo vệ môi trường nộp tiền ký quỹ - gửi thông báo số tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường tại Phụ lục 12 theo Thông tư 38/2015. Căn cứ vào thông báo của công ty, Quỹ có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của khoản tiền ký quỹ - cấp giấy xác nhận đã ký quỹ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 13 theo Thông tư 38/2015 (thời hạn không quá 9 ngày kể từ khi nhận được thông báo ký quỹ của công ty). - Hồ sơ ký quỹ gồm: + Thông báo số tiền ký quỹ (theo mẫu tại phụ lục 12 - Thông tư 38/2015/TT-BTNMT). + Ủy nhiệm chi chuyển tiền (nếu có) + Giấy phép khai thác khoáng sản, quyết định gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có gia hạn). + Quyết định phê duyệt phương án cải tạo phục hồi bảo vệ môi trường (phương án)/phương án cải tạo phục hồi bảo vệ môi trường bổ sung (phương án bổ sung). + Phương án/phương án bổ sung đã được phê duyệt. + Trường hợp không có phương án/phương án bổ sung thì lấy quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản của cấp có thẩm quyền. |
PHƯƠNG AN