Kiến tạo từ OCOP

Cập nhật: 13-03-2020 | 12:31:05

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, tên tiếng Anh là “One commune one product”, gọi tắt là OCOP. Đây có thể coi là một chương trình nhằm tạo đột phá trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ nông dân, thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện Nghị quyết số26 -NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

 OCOP là một chương trình thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực vàgia tăng giá trị; làmột giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của OCOP làphát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân vàkinh tế tập thể thực hiện. OCOP nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ vàvừa, để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước vàquốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. OCOP còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân vàthực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí trong bộtiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Hơn thếnữa, từOCOP thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường vàbảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

Với Bình Dương, trên cơ sởđịnh hướng phát triển nông nghiệp trong giai đoạn mới, từOCOP đãtạo nên một sựbứt phátrong lĩnh vực “tam nông”. Thực tếđãcho thấy, mặc dù diện tích sản xuất và tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tếcóxu hướng giảm, nhưng con sốtuyệt đối trong lĩnh vực này lại tăng cao, đặc biệt là việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia vềxây dựng nông thôn mới, Bình Dương là một trong những địa phương tiêu biểu trong cảnước. Đời sống của người nông dân ngày càng được cải thiện, nâng cao, xuất hiện nhiều “tỷ phú chân đất”. Quan trọng hơn, OCOP đãtạo động lực đểcác thành phần kinh tếtham gia đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực nông nghiệp, với việc hình thành các khu sản xuất nông nghiệp công nghệcao (Khu nông nghiệp công nghệcao An Thái, huyện Phú Giáo); truyền “cảm hứng” đểnhững người nông dân hình thành nên những hợp tác xãsản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng khoa học, công nghệ; xây dựng nên những thương hiệu: Bưởi Bạch Đằng hay cam, quýt Hiếu Liêm… và duy trì, phát triển, nâng tầm các thương hiệu nông sản đặc trưng tại vùng cây ăn trái truyền thống như Lái Thiêu, gắn với phát triển du lịch…

Chính vìvậy, cóthểkhẳng định rằng OCOP đãtạo nên một động lực mới đểphát triển kinh tế - xãhội tại khu vực nông thôn; tạo sức bật trong quátrình xây dựng nông thôn mới; đặc biệt là khai thác được thế mạnh của từng địa phương với những nét đặc trưng và sản phẩm truyền thống. Và đương nhiên, OCOP mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng

 ĐÀM THANH

Chia sẻ bài viết
Tags
OCOP

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên