Theo torontosun, bệnh nhân này vừa nhiễm HIV, vừa mắc bệnh ung thư máu, đã được ghép tủy xương vào năm 2007 từ một người hiến (người này mang một đột biến gene có khả năng tạo cho bệnh nhân sự miễn nhiễm tự nhiên với virus).
Gần 4 năm sau ca ghép tủy, bệnh nhân đã hoàn toàn hết sạch virus trong cơ thể, và không còn khả năng nó ẩn nấp ở đâu đó, Thomas Schneider từ Bệnh viện Charite ở Berlin và cộng sự cho biết.
"Kết quả của chúng tôi nhấn mạnh rằng bệnh nhân này đã được chữa khỏi HIV", nhóm nghiên cứu viết trên tạp chí Blood.
Tuy nhiên, công trình này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhà nghiên cứu về AIDS.
Theo họ, nó "không thực tế và có thể giết người", bởi kỹ thuật này sẽ phải phá hủy tủy xương của chính người bệnh (bản thân nó là một quy trình đau đớn), sau đó cấy tủy của một người khác với máu và hệ miễn dịch gần giống như thế, đồng thời cần nhiều tháng để phục hồi.
"Nó có thể chữa khỏi, nhưng bạn sẽ không thể biết chắc chắn hoàn toàn cho đến khi người bệnh chết và trải qua kỹ thuật phân tích PCR các mô tử thi", tiến sĩ Robert Gallo từ Viện Virus học người tại Đại học Maryland, cho biết.
Một số chuyên gia khác thì cho rằng mặc dù kết quả này là hứa hẹn, song nó không đại diện cho một liệu pháp chữa trị tiềm năng cho mọi bệnh nhân, là do giá quá đắt, và phải tìm được người hiến phù hợp.
Theo VNE