Thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh (SLTS-SS) là việc làm cần thiết nhằm cho ra đời những đứa con khỏe mạnh, lành lặn; góp phần nâng cao chất lượng dân số (DS)…
Chất lượng DS là một nội dung mới của chiến lược DS - sức khỏe sinh sản (SKSS) Việt Nam giai đoạn 2011-2020, là bước chuyển tiếp quan trọng của công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2001-2010. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: Phát triển nhân lực là một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển đất nước mà công tác DS-KHHGĐ là một trong năm nội dung cơ bản của chiến lược phát triển nhân lực đất nước. Trong thời gian 10 năm tới, ngành DS - KHHGĐ phải tập trung vào bốn vấn đề nhằm nâng cao chất lượng DS, đó là: bảo đảm cơ cấu DS hợp lý, mức sinh thấp hợp lý, tăng sàng lọc bệnh trước khi sinh và giảm suy dinh dưỡng, kiểm soát tình trạng mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh.
Siêu âm có thể phát hiện một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Là tỉnh có tiềm năng phát triển công nghiệp, trong tương lai Bình Dương sẽ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, do đó vấn đề phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng hết sức đặc biệt. Để bảo đảm nguồn nhân lực, thìviệc SLTS-SS để phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng DS là việc làm có ý nghĩa. Bác sĩ Nguyễn Văn Thẩm, Phó chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh cho biết, trong nhiều năm qua, việc nâng cao chất lượng DS luôn được tỉnh và ngành y tế chú trọng. Cụ thể, Chi cục DS -KHHGĐ đãtham mưu Sở Y tế, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3489/QĐ-UBND ngày 10-11- 2011 quyết định về việc phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện đề án SLTS-SS tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011- 2015; Quyết định số 1673/ QĐ-UBND ngày 26-6-2012 quyết định về việc phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện chiến lược DS - SKSS tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011- 2015. Song song đó, Sở Y tế cũng đãchỉ đạo các đơn vị y tế công lập, tư nhân có hoạt động chuyên môn về sản - nhi trên địa bàn phối hợp cùng Chi cục DS - KHHGĐ thực hiện đề án SLTS-SS; đồng thời hỗ trợ đầu tư cho các đơn vị chuyên môn về trang thiết bị cũng như đào tạo con người để thực hiện tốt đề án, như: máy siêu âm 3D, máy xét nghiệm huyết học… Kết quả triển khai năm 2011 tại 5 huyện và 30 xã, phường, các chỉ tiêu đặt ra đều đạt 100%. Từ kết quả đó, trong năm 2012 đề án trên tiếp tục được triển khai mở rộng thêm 36 xãthuộc 5 huyện duy trìtrên địa bàn tỉnh; tổ chức đào tạo, tập huấn 648 người làm kỹ thuật viên tuyên truyền; đào tạo 2 kỹ thuật siêu âm SLTS, 3 kỹ thuật lấy máu gót chân ở Bệnh viện Từ Dũ; đào tạo cán bộ y tế cơ sở 67 người kỹ thuật lấy máu gót chân; tuyên truyền 1.014 phụ nữ mang thai về SLTS-SS; phát hiện có 3 ca thiếu men G6PD…
Theo bác sĩ chuyên khoa II Phan Thị Hòa, Phó Giám đốc- Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh, SLTS-SS là việc làm rất quan trọng. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 140 triệu trẻ ra đời, có 5 triệu trẻ bị tử vong trong tháng đầu. Tại Việt Nam, mỗi năm ước tính có khoảng 1 triệu trẻ em được sinh ra và có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, gồm: khoảng 1.700 trẻ bị thalassemia thể nặng; 1.400 trẻ bị bệnh down; 500 trẻ bị dị tật ống thần kinh; 200 trẻ bị suy giáp trạng bẩm sinh; 10.000 - 20.000 trẻ bị thiếu men G6PD và nhiều bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác. “Nếu thai phụ được sàng lọc trước sinh kết hợp với sàng lọc sơ sinh sẽ phát hiện và loại bỏ sớm được 95% những dị tật bất thường này và giảm được tỷ lệ tử vong sơ sinh, giảm tỷ lệ trẻ chậm phát triển tâm thần và thể chất, giảm gánh nặng cho xãhội, cho ra đời những công dân khỏe mạnh là nền tảng cho sự phát triển quốc gia. Vìvậy, SLTS-SS là rất quan trọng cần phải triển khai thực hiện”, bác sĩ Hòa khẳng định.
Để có những đứa con khỏe mạnh, lành lặn, các thai phụ hãy đi khám thai đúng định kỳ và thực hiện SLTS-SS theo tư vấn, chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên môn tại các cơ sở y tế có thực hiện dịch vụ này. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, ngoài Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, các bệnh viện tư nhân tham gia, như Bệnh viện sản nhi: Hạnh phúc, Bình Dương, Colombia... cũng có thực hiện SLTS-SS.
Lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh
Sinh ra những đứa con khỏe mạnh là điều mà các bậc làm cha, làm mẹ luôn mong muốn. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, việc sàng lọc (SL) phát hiện và có biện pháp can thiệp sớm các dị tật, dị dạng thai nhi vàcác bệnh chuyển hóa di truyền... thông qua SL trước sinh (TS) vàsơ sinh (SS) (SLTS-SS) nhằm giúp giảm tỷ lệtàn tật, giảm tỷ lệtrẻ thiểu năng trí tuệlà rất cần thiết. Đểhiểu hơn vềvấn đềnày, phóng viên đã cócuộc phỏng vấn bác sĩ (BS) chuyên khoa II Phan Thị Hòa, PhóGiám đốc - Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Bình Dương...
- SLTS-SS được thực hiện như thế nào, thưa BS?
- SL (hay còn gọi là tầm soát) là tìm những nhóm phụ nữ có nguy cơ mang thai dị tật hay thai bệnh lý để việc thực hiện chẩn đoán dị tật hay bệnh lý nhóm này. SL được thực hiện thông qua các phương pháp cận lâm sàng, như: siêu âm, xét nghiệm máu trên thai phụ, xét nghiệm nước ối, sinh thiết gai nhau, xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh, các rối loạn di truyền ở thai nhi và các bệnh lý về chuyển hóa trẻ sơ sinh.
- Thực hiện SLTS-SS có thể phát hiện các bệnh lý, các bất thường gì ở thai nhi, thưa BS?
- Qua thực hiện SLTS-SS có thể phát hiện các bệnh lý, các bất thường ở thai nhi, như: trẻ mắc hội chứng down, hội chứng edwards, dị tật ống thần kinh (não úng thủy, thai vô sọ, thoát vị não, màng não…), tăng sản tuyến thượng thận, thalassemia thể nặng, bệnh lý tim bẩm sinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD...
- Để SL trước sinh, thai phụ cần phải làm gì, thưa BS?
- Vìcác phương pháp, kỹ thuật trong SL được thực hiện tại các cơ sở y tế nên trước tiên, để thực hiện được SL thìcác thai phụ phải khám thai định kỳ, tùy vào các giai đoạn của tuổi thai, thai phụ sẽ được tư vấn thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm phù hợp.
Các kỹ thuật, xét nghiệm để thực hiện SL như: Siêu âm đo độ mờ da gáy thai nhi để xác định có nguy cơ mắc hội chứng down hoặc các bất thường khác hay không (từ tuần thứ 11-13 tuần 6 ngày).
Nếu có bất cứ một nghi ngờ nào trên siêu âm hay thai phụ có các yếu tố bất thường dựa vào tiền sử, ví dụ: đãcó lần mang thai dị tật, thai phụ lớn tuổi, thai chết lưu liên tiếp... thìthai phụ sẽ được làm xét nghiệm sinh hóa máu. Qua kết quả, nếu có nguy cơ cao thìsẽ được tư vấn để thực hiện xét nghiệm nước ối, máu cuống rốn thai nhi… để xem có rối loạn nhiễm sắc thể hay không.
Khi tuổi thai 18 - 22 tuần và suốt thai kỳ còn lại, thai phụ cần thực hiện siêu âm định kỳ để xác định bất thường về hình thái khác.
Với SL sau sinh thìđược thực hiện trên trẻ sơ sinh trong 48 giờ đầu sau đẻ, trẻ sẽ được lấy vài giọt máu ở gót chân để xác định có mắc bệnh thiếu men G6PD, hoặc suy giáp hay không?
- Xin BS cho biết, những biện pháp cận lâm sàng trong SL có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không?
- Như trình bày ở trên, các kỹ thuật cận lâm sàng được sử dụng để SL bao gồm: siêu âm thai, lấy máu thai phụ để xét nghiệm sinh hóa, chọc ối để xác định rối loạn nhiễm sắc thể, lấy máu gót chân trẻ sơ sinh... Siêu âm giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện các bất thường trước sinh. Cho đến nay, siêu âm được chứng minh là một kỹ thuật vô hại cho thai phụ và thai nhi; chọc ối, lấy máu cuống rốn và sinh thiết gai nhau có thể gây sẩy thai với tỷ lệ 1%. Vìvậy, những kỹ thuật này phải được làm ở tuyến chuyên khoa; còn việc lấy máu thai phụ để xét nghiệm và lấy máu gót chân trẻ thìkhông ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.
- Qua SL, nếu xác định thấy có sự bất thường các thai phụ sẽ phải làm gì, thưa BS?
- Khi đãxác định được chắc chắn, chính xác các bất thường ở thai nhi thìthai phụ sẽ được bác sĩ thông báo về tình trạng, mức độ bệnh lý, bất thường, khả năng sống của thai nhi. Thai phụ được tư vấn các rủi ro cũng như ảnh hưởng và lợi ích cho việc tiếp tục giữ thai hay kết thúc sớm thai kỳ để thai phụ quyết định lựa chọn cho phù hợp.
- Xin cảm ơn BS!
HỒNG THUẬN (thực hiện)
CẨM LÝ