Bài 2: Tạo lập môi trường đầu tư vượt trội
Ông Trần Thanh Liêm (thứ ba từ phải qua), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, thăm dây chuyền sản xuất của Công ty TPR Việt Nam, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Ảnh: PHƯƠNG LÊ
Cùng với việc triển khai thực hiện chương trình đổi mới thu hút đầu tư, những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thu hút đầu tư có chọn lọc, góp phần tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển bền vững.
Phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại
Triển khai Chương trình đổi mới thu hút đầu tư giai đoạn 2016-2020, tỉnh tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ. Theo đó, nhiều tuyến đường đã và đang được đầu tư, mở rộng như quốc lộ 13, Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn - Nhơn Trạch, Vành đai 3, Vành đai 4... Kế hoạch nghiên cứu phát triển phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, xây dựng tuyến metro nối với TP.Hồ Chí Minh cũng đang được tỉnh xúc tiến. Vềđường thủy, tỉnh tiếp tục cải tạo, nâng cấp vàxây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển hàng hóa theo quy hoạch.
Ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết tỉnh đang chú trọng phát triển kinh tế đối ngoại để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới. Tỉnh chọn lọc các nhà đầu tư và dự án có quy mô lớn, có thương hiệu, ứng dụng công nghệ cao, sử dụng ít lao động và tạo ra các sản phẩm mang giá trị kinh tế cao. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai thêm một số khu công nghiệp mới đã được Chính phủ phê duyệt. Song song đó, tỉnh đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc đầu tư phát triển công nghiệp. Lãnh đạo tỉnh tin tưởng sẽ tiếp tục tạo nhiều cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đến tìm hiểu, đầu tư vào tỉnh. |
Phát triển hạ tầng được Bình Dương chú trọng thực hiện để mời gọi các nhàđầu tư đến kinh doanh. Bên cạnh đó, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo quỹ đất sạch đáp ứng tốt yêu cầu của nhàđầu tư. Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai 29 khu công nghiệp với tổng diện tích 12.743 ha và12 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 790 ha. Theo quy hoạch, đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 34 khu công nghiệp với tổng diện tích 14.790 ha, tiếp thêm động lực để tỉnh thu hút đầu tư trong thời gian tới.
Ông Lee Min Jae, Chủtịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), cho biết qua tham quan, tìm hiểu, ông đánh giá cao môi trường đầu tư tại Bình Dương. Tỉnh có chính sách đầu tư thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại. Đây lànhững điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư, kinh doanh.
Trong khi đó, theo ông Sung Moo Hong, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kolon (Hàn Quốc), Bình Dương có công nghiệp phát triển mạnh vàthu hút nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đến đầu tư. Những năm qua, tỉnh chú trọng đầu tư hạ tầng công nghiệp hiện đại, hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối, tạo điều kiện thuận lợi cho nhàđầu tư triển khai dự án, sản xuất vàvận chuyển hàng hóa. Nhàmáy của tập đoàn tại tỉnh chuyên sản xuất túi khí vàvải sợi bố, hoạt động ổn định, hiệu quả. Dự kiến, sắp tới tập đoàn sẽ mở rộng quy mô hoạt động tại tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Thời gian qua, các khu công nghiệp được tỉnh đầu tư xây dựng gắn kết với sự phát triển đô thị nhằm bảo đảm sự kết nối từ lĩnh vực công nghiệp đến dịch vụ, xã hội, tạo ra môi trường sống hiền hòa, đáp ứng mong muốn lànơi an cư lạc nghiệp của các nhàđầu tư vàngười lao động. Tỉnh cũng thực hiện chủtrương kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng nhàở xã hội. Đến nay tổng diện tích sàn nhàở xã hội của tỉnh đạt khoảng 925.000m2. Đối với Đề án nhàở xã hội - Nhàở công nhân Becamex giai đoạn 2018- 2021 đang được triển khai với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 1,820 triệu m2.
Thu hút có chọn lọc
Trong bối cảnh toàn cầu hóa vàcuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ nhanh, tinh thần chủđạo trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị làphải có chọn lọc, chú trọng vào các tập đoàn hàng đầu thế giới, có công nghệ cao, thân thiện với môi trường; kiên quyết từ chối các dự án công nghệ thấp, lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, những dự án có dấu hiệu núp bóng đầu tư để lẩn tránh xuất xứ, gian lận thương mại...
Với yêu cầu lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ vàbảo vệ môi trường làtiêu chí đánh giá chủyếu, quản trị hiện đại, đồng thời nhấn mạnh yếu tố an ninh quốc gia trong thu hút FDI, Nghị quyết 50-NQ/TW lưu ý nghiên cứu, xây dựng các quy định khắc phục tình trạng “vốn mỏng”, chuyển giá, đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng”; không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên. Nghị quyết cũng khẳng định khu vực kinh tế có vốn FDI làbộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế đất nước, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác vàcạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác.
Làđịa phương thu hút vốn FDI đứng thứ hai cả nước sau TP.Hồ Chí Minh, nguồn vốn này chiếm phần lớn vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh. Chỉ tính trong 9 tháng năm 2019 tỉnh thu hút hơn 2,42 tỷ USD vốn FDI, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018. Tính đến nay, toàn tỉnh có hơn 3.670 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 34,7 tỷ USD. 9 tháng qua, toàn tỉnh có 4.766 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 38.535 tỷ đồng, tăng 13,9% về số doanh nghiệp vàtăng 17,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Làtỉnh có công nghiệp phát triển, thu hút lượng vốn FDI lớn nhưng trong những năm qua tỉnh không thu hút đầu tư bằng mọi giá, màcó chọn lọc. Triển khai thực hiện chương trình đổi mới thu hút đầu tư của địa phương, tỉnh chú trọng thu hút các đối tác có tiềm lực kinh tế mạnh, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường; tập trung thu hút vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quy hoạch, phát triển.
Từ chính sách này, đến nay nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã đến hợp tác, đầu tư vào tỉnh. Điển hình như Tập đoàn Sembcorp (Singapore), Tập đoàn NTT (Nhật Bản) hợp tác, đầu tư trên lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin; Tập đoàn Tokyu (Nhật bản) trên lĩnh vực phát triển đô thị; Tập đoàn Hamburg (Hoa Kỳ) trên lĩnh vực logistics; Tập đoàn Kolon (Hàn Quốc) chuyên sản xuất bố lốp vàtúi khí ô tô…
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh mới đây, Ngài Kho Ngee Seng Roy, Tân Tổng lãnh sự Singapore tại TP.Hồ Chí Minh, đã đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội màBình Dương đã đạt được trong những năm qua. Tỉnh đang thu hút các ngành nghề công nghiệp công nghệ cao, làthị trường tiềm năng để các doanh nghiệp Singapore đến đầu tư, mở rộng sản xuất. Đây làlĩnh vực Singapore có thế mạnh. Thực tế cho thấy, số lượng doanh nghiệp Singapore chọn Bình Dương làm nơi đầu tư ngày càng tăng. Ông đã cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền tỉnh giúp các doanh nghiệp Singapore hoạt động hiệu quả vàkhẳng định sau khi về nước sẽ tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp, nhàđầu tư đến Bình Dương tìm hiểu cơ hội đầu tư lâu dài.
Bài 3: Phát triển công nghiệp thông minh
PHƯƠNG LÊ