Thuốc nước mát

Cập nhật: 08-04-2010 | 00:00:00

Vào những ngày thời tiết nóng bức, có một ly nước mát vừa giải khát vừa giải nhiệt cho cơ thể thật không có gì tuyệt bằng. Bác sĩ Nguyễn Văn Lây (BV Y học cổ truyền tỉnh) giới thiệu một số loại cây cỏ có sẵn trong thiên nhiên ở mỗi vùng mà chúng ta có thể tận dụng để nấu nước mát.

Theo Đông y thì các loại cây cỏ có vị đắng, ngọt nhạt có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể. Có 3 nhóm là: mát gan, mát máu và lợi tiểu. Tùy từng nhu cầu mà chúng ta dùng.

Nhóm mát máu có các loại như: cỏ mực, cỏ mần trầu, cỏ chỉ, cúc hoa, các loại cỏ họ lúa...

Nhóm mát gan có các loại cây vị đắng hơn như: cây chó đẻ, cây bá bệnh, rau đắng, khổ qua, rau má, trà đắng (trà đinh) cao bằng, Atisô, nhân trần, trái nhàu, hạ khô thảo, dừa cạn...

Nhóm mát có tính lợi tiểu như: rễ tranh, râu bắp, mã đề, cỏ bợ, dưa hấu, dứa dại... Tùy theo từng loại mà có liều lượng khác nhau để nấu nước uống hàng ngày. Trung bình đối với các loại phơi khô liều dùng từ 16 - 20g/ngày/ người (50kg), với các loại dùng tươi thì nhiều hơn gấp 3 - 5 lần loại phơi khô. Riêng trà đắng liều dùng thấp, tối đa chỉ 3 - 5g/ngày.

Đặc điểm của thuốc nam là không có tác dụng phụ và liều lượng cũng không quan trọng lắm. Tuy nhiên các loại nước mát trên chỉ dùng cho những người bình thường, cơ thể nóng. Đối với những người có các bệnh lý như cảm, sốt, lạnh, bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa... không nên uống lúc đói, khi dùng phải có sự tư vấn của bác sĩ YHCT.

ĐỨC LÊ (ghi)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=389
Quay lên trên