Triển khai nhiều giải pháp xây dựng “vùng xanh” nông sản

Cập nhật: 08-09-2021 | 08:11:11

Từ nay đến cuối năm 2021, ngành nông nghiệp phải vừa bảo đảm phòng, chống dịch bệnh nhưng cũng phải duy trì và phục hồi sản xuất nhằm tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm. Hiện toàn ngành nông nghiệp tỉnh triển khai nhiều giải pháp xây dựng “vùng xanh”, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh.

 Trang tri chăn nuôi tp trung ng dng công ngh cao theo hưng an toàn sinh hc giúp kim soát cht ch dch bnh, góp phn cung ng nông sn cho th trưng

 n đnh sn xut

Để ứng phó với dịch bệnh Covid-19, ngành nông nghiệp cũng như các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm hoạt động nuôi trồng, thu hoạch, chế biến không bị gián đoạn, xây dựng những “vùng xanh” nông sản. Trong đó, các trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đã chủ động duy trì sản xuất, kinh doanh bằng nhiều phương án như thực hiện “3 tại chỗ”, mở thêm nhiều kênh bán hàng...

Ông Nguyễn Hồng Quyết, Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Kim Long (xã  An Bình, huyện Phú Giáo), cho biết nhằm duy trì sản xuất, cung ứng hàng hóa cho khách hàng, HTX xây dựng “vùng xanh” bảo đảm hoạt động sản xuất. Cụ thể, HTX chia làm 2 nhóm: 1 nhóm công nhân ở lại nông trại vừa làm việc, vừa bảo đảm phòng, chống dịch bệnh; 1 nhóm bên ngoài chỉ đi giao hàng. “HTX tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu đặt hàng của các siêu thị, cửa hàng tiện ích… với sản lượng mỗi tháng cung ứng từ 50 tấn dưa lưới”, ông Quyết cho hay.

Ông Trần Minh Thành, Giám đốc HTX Nông nghiệp Đồng Thuận Phát (xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên), cho hay đơn vị vẫn duy trì tối đa năng lực sản xuất và đang đề xuất các cơ quan chức năng tạo điều kiện hơn nữa cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa ra thị trường. Còn ông Lê Thành Tâm, Phó Trưởng phòng Kinh tế TX.Bến Cát, cho biết thị xã đã chỉ đạo các đoàn thể trên địa bàn chung tay hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mặt khác, thị xã cũng tập trung hướng dẫn người dân sản xuất theo nhu cầu của thị trường để bảo đảm nguồn cung nông sản cho người tiêu dùng, đặc biệt là vào dịp cuối năm.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ngành nông nghiệp phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp cấp bách để kết nối các vùng nông sản với các kênh bán hàng, phân phối, các điểm bán hàng nhu yếu phẩm phục vụ người dân. Đến nay đã triển khai được 57 điểm bán hàng lưu động, luân phiên 10 - 15 điểm/ngày. Lượng hàng cung ứng hàng ngày khoảng 6 tấn rau củ quả; 300 - 350kg thịt; 27.000 trứng cho 1 điểm bán. Đồng thời phối hợp tổ chức các chuyến xe bán hàng lưu động giá bình ổn ở các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

Linh hot, bo đm ngun cung

Trong những tháng cuối năm 2021, dự báo tình hình dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản cũng như việc cung ứng nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất. Thêm nữa, thời gian tới nhiều loại nông sản sẽ vào vụ mùa, do vậy có nguy cơ dư thừa nguồn cung ở các vùng sản xuất.

Trước tình hình này, ngành nông nghiệp phải vừa bảo đảm phòng, chống dịch bệnh nhưng cũng phải duy trì và phục hồi sản xuất nhằm tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm. Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và các cơ quan chuyên môn kịp thời thông tin về thị trường nhập khẩu, để các doanh nghiệp, HTX có sản phẩm xuất khẩu kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất cũng như xây dựng phương án tiêu thụ phù hợp, đồng thời linh hoạt triển khai các giải pháp tiêu thụ.

Ông Phạm Văn Bông, cho biết để tiếp tục duy trì phát triển sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ người sản xuất cũng như bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa nông sản thực phẩm thiết yếu trên địa bàn tỉnh, Sở NN&PTNT phối hợp với UBND các huyện, thị, thành phố và các sở, ngành thực hiện nhiều nội dung. Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương, đánh giá diện tích, sản lượng, thời vụ thu hoạch, khả năng cung ứng và nhu cầu hỗ trợ nguồn tiêu thụ; rà soát khả năng cấp đông, trữ lạnh, bảo quản nông sản trên địa bàn. Phối hợp với Sở Công thương để cân đối nhu cầu và khả năng cung ứng các mặt hàng thiết yếu để đề xuất phương án huy động nguồn cung từ các địa phương khác.

 Ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở NN&PTNT: Ngành thường xuyên phối hợp sở, ngành tháo gỡ, hỗ trợ các trang trại, HTX và DN duy trì tổ chức sản xuất, vận chuyển, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm nông sản. Trong đó, có việc chuẩn bị cơ sở dữ liệu hỗ trợ sản xuất lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

 THOẠI PHƯƠNG

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên