Hai người quen nhau từ trại sáng tác của hội văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức. Người quê kẻ phố, biết nhau qua trang viết nên khi gặp thì có lắm chuyện để bù khú, hàn huyên. Chuyện trên trời dưới bể, chuyện chó ăn đá gà ăn sỏi, chuyện nọ xọ chuyện kia từ đầu đêm đến mờ sáng. Chuyện chưa đã, họ đề nghị trại trưởng xếp cho họ ở chung phòng, cứ như phải bùa phải bả nhau từ lâu lắm.
Chị Ph. bước vào cái tuổi 30, nhiều lời ra tiếng vào của mọi người rằng chị không có duyên nên lận đận chuyện gia đình nhiều lần, nên chưa tìm được người bạn đời để sớm tối căn phòng trọ đỡ hiu quạnh. Lần này, thông qua một người quen biết giới thiệu cho chị một người đàn ông “rỗi nghề” và quen biết nhau gần nửa năm thì chị đã đồng ý kết hôn. Bất đồng cuộc sống vợ chồng, người đàn ông này ngày càng lộ diện vẻ lười lao động, sống nhờ vào đồng lương công nhân hàng tháng của chị, đã vậy hắn ta còn có sở thích “đàm đạo” bằng rượu cả ngày mà không chán.
1. Mất điện. Chị co mình trong căn phòng ngào ngạt dạ hương. Không trăng. Không sao. Không thắp nến. Chị bung hết những khung cửa sổ nhỏ và cảm nhận được cái tê tái của ngày đông luồn vào da thịt. Chị không buồn cũng chẳng vui. Ngoài kia mưa cứ trút với những giọt nước tròn thấy rõ mà chị đã quen từ khi sống ở thị xã này. Chị tung ra mọi thứ thuộc về kỷ niệm: một tờ giấy pơluya có ép dạ hương rơi ra từ cuốn nhật ký - bài thơ anh chép tặng. Chị thấy chùng lòng khi gặp lại nó. Ngày xưa anh thường bảo, chị sẽ khổ cho mà xem, lúc nào cũng cứ day dứt với những gì đã cũ.
Ngày tôi sinh ra, giếng làng quê tôi đã có, gắn bó và hiện hữu với mỗi người dân từ bao đời.
Lần này nàng tắt máy. Tắt nguồn. Vào đến nhà, nàng chào mẹ một tiếng rồi lên lầu. Bực nhưng không biết là bực gì. Nàng mở vòi nước ấm cho chảy ào ào những mong trôi đi hết bực dọc. Tắm xong, quấn vội chiếc khăn, mặc vội chiếc áo choàng, nàng lăn ra giường. Nàng nhắm mắt với mong mỏi được ngủ quên đi một lúc.
Mọi lần thì Võ không để ý đến. Võ nhìn con bé như nhìn tất cả những đứa trẻ trong xóm này, những đứa bạn quen và kể cả những đứa không quen. Thế nhưng lần này Võ lại bận tâm. Võ dừng bước và hơi lấy làm lạ vì từ hôm về nhà đến nay Võ mải chơi nên đã bỏ quên một nhận xét đáng lẽ phải có ngay từ đầu: con bé không phải là người của xóm này. Võ đi xa nhà đã tròn một năm. Khi trở về Võ thấy mình lớn. Không biết lớn với ai nhưng Võ cảm thấy ít nhất mình cũng lớn hơn con bé này. Nghĩ vòng quanh như thế, rồi Võ mỉm cười. Võ thọc tay vào túi quần, đứng nhìn con bé thật lâu. Ý chừng con bé tưởng Võ đã đi xa nên quay mặt lại. Võ bắt gặp một đôi mắt tròn, to và dễ thương. Dáng dấp nhỏ bé của nhỏ in lên khung cửa sổ như một bức ảnh bán thân. Võ cứ đun tay vào túi quần, đứng nhìn con bé bằng ánh mắt trêu chọc. Cách nhau một vòng rào nhưng Võ cũng nhận thấy con bé đang có vẻ tức lên. Tự nhiên Võ thấy tội nghiệp và hơi ân hận. Nội cái chuyện trêu một đứa bé nhỏ tuổi hơn mình cũng đủ cho bà ngoại đánh đòn Võ rồi.
Hậu và Ti là bạn từ thuở nhỏ, ngày xưa ở sát vách nhà nhau ngoài chợ TX.Long Xuyên. Hậu lớn hơn Ti hai tuổi nên Ti vẫn gọi Hậu là chị. Đến năm lớp tám, Hậu lên Sài Gòn học nhưng hai đứa vẫn còn có dịp gặp nhau cho đến khi gia đình Hậu ra nước ngoài thì hai bóng đời thơ ấu ấy mới thật sự tách rời ra. Hai đứa không còn chạy chơi bên nhau nữa mà chạy theo những nghiệp dĩ của riêng mình. Ti lập gia đình và thừa hưởng phần đất ruộng của ông Nội ở Định Mỹ, cách TX.Long Xuyên gần 30 cây số, trở thành một anh nông dân. Hậu trôi dạt từ miền đất này qua miền đất khác, trầy trật sống như cái cây ở xứ nóng lại đem trồng ở xứ lạnh. Ngày tháng nhàn nhạt trôi qua không để lại trong lòng Hậu một kỷ niệm gì thật sâu đậm với ai. Ngày về thăm quê, Hậu đã ngoài 30.
Cuối tuần rảnh rỗi, mình thường hay “xốc lại” tủ sách để kiểm tra xem có quyển nào… quên chưa đọc. Là vì thỉnh thoảng, bạn bè cũ gửi sách tặng. Người thì tặng không, rất vô tư. Người thì nhắn thêm: “Bạn bình cho mình bài ngăn ngắn nhé!”. Sách nhờ thế mà nhiều dần lên.
“Chiều mưa vừa đủ lạnh câu chào”, câu thơ phảng phất âm điệu của tráng sĩ Kinh Kha xưa bên chén rượu trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Tác giả của câu thơ nằm trong bài “Quán bạn” này là một thi sĩ nữ quê An Giang, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn. Thanh Nguyên, người từng được trang tác giả & tác phẩm báo Bình Dương thứ bảy giới thiệu với các bài thơ “Ngày xưa có mẹ”, “Khi biết yêu người ta bắt đầu nói dối”
Cách đây độ chục năm trở về trước, chiếc đèn ông sao đối với anh em tôi là một món quà xa xỉ. Với những đứa trẻ ở gia đình có điều kiện, chúng vẫn được bố mẹ mua cho đèn ông sao và mặt nạ để tung tăng đi rước đèn, nhưng đối với tôi thì đó là cả một niềm mong ước đi suốt nhiều mùa trăng của tuổi thơ. Rước đèn ông sao là kỷ niệm đáng nhớ nhất thời ấu thơ
Trôi nổi bao ngày