Một góc rừng ngập mặn bị tàn phá bởi chất độc da cam/dioxin
Trên 110.000 tấn chất độc, trong đó có chất da cam-loại chất độc cực mạnh mang tính hủy diệt nhằm tìm và phát hiện bộ đội Việt Nam được quân đội Mỹ rải xuống trên ¼ diện tích miền Nam Việt Nam. Nhiều vùng bị máy bay phun rải rà đi, rà lại đã làm cho khoảng 4,8 triệu người dân Việt Nam bị phơi nhiễm, trong đó có hơn 3 triệu người là nạn nhân. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã bị chết, những người còn lại và gia đình họ đang phải đối đầu với cuộc sống cực kỳ khăn do bệnh tật hiểm nghèo. Nhiều gia tộc có nguy cơ tuyệt tự.
Tháng 1/2004, vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam kiện các công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất và cung cấp hóa chất độc hại cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Vụ kiện kéo dài 5 năm nhưng đã bị Tòa án Hoa Kỳ từ chối thụ lý. Nhưng quyết định phi lý, bất công của Tòa đã làm dấy lên làn sóng phản đối Mỹ ở nhiều nước trên thế giới, kể cả ở Mỹ. Nạn nhân da cam Trần Thị Hoan tại Toà án quốc tế.Tháng 5/2009, Tòa án lương tâm nhân dân quốc tế tổ chức tại Pari (Pháp) đã ra phán quyết, khẳng định Chính phủ Mỹ là thủ phạm sử dụng chất dioxin, mà hậu quả của nó đối với môi trường Việt Nam có thể coi là “diệt chủng môi trường”; và yêu cầu Chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất phải bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam và phải có trách nhiệm làm sạch môi trường bị nhiễm độc ở Việt Nam.
Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Phượng tại phiên điều trần về vấn đề chất độc da cam/dioxin tại Hạ viện MỹTháng 7/2010, phát biểu trước phiên điều trần lần thứ 3 về vấn đề chất độc da cam/dioxin tại Hạ viện Mỹ, Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã nói rằng, nạn nhân mắc các bệnh ung thư do di chứng từ chất da cam/dioxin đang chết dần, chết mòn. Họ không thể chờ đợi công lý lâu hơn nữa.
Hiện Chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo khoản tài trợ 34 triệu USD để tẩy độc sân bay Đà Nẵng. Song, những đóng góp đó còn quá nhỏ so với hậu quả vô cùng to lớn mà họ đã gây ra đối với nhân dân Việt Nam.
Theo VTV