4 cụm từ 'phản tác dụng' nên ngừng nói với con

Cập nhật: 10-11-2021 | 08:43:00

Giáo sư William Stixrud của Trường ĐH Y George Washington cho rằng, nhiều câu cha mẹ hay nói thực ra không có tác dụng trong việc rèn luyện cho con tính tự giác.

"Không chịu khó học hành, mai sau con sẽ hối hận cả đời"

Khơi dậy nỗi sợ hãi là một trong những cách kém hiệu quả nhất trong việc tạo động lực nội tại cho trẻ. Điều này thậm chí còn có thể gây bất lợi cho con cái, khi gây ra cảm giác căng thẳng và khiến chúng càng muốn tránh né.

Hơn nữa, đa số trẻ chưa thể hiểu được ngữ cảnh của câu nói. Bạn không thể nói rằng con nên chịu khó học bơi để có hồ sơ đẹp khi thi đại học (các trường ở Mỹ thường đánh giá cao các hồ sơ có các môn ngoại khóa được điểm tốt). Trẻ em không có khả năng suy nghĩ xa về tương lai như người lớn, chúng chỉ là trẻ em.

Thay vào đó, cha mẹ nên làm gì?

Cha mẹ nên khuyến khích con: "Có thể con chưa thành thạo nhưng đã tiến bộ rồi đấy. Con đã tiến bộ hơn lần trước rất nhiều".

Cha mẹ cũng nên chỉ cho con thấy mặt tích cực của vấn đề, ví dụ: "Ồ việc đó rất khó đấy. Nếu tiếp tục tập luyện, có thể con sẽ làm được... ".

Nhiệm vụ của bố/mẹ là giữ cho con an toàn

Khi trẻ dần lớn, chúng không thể "núp" dưới vòng tay của bố mẹ mãi. Nếu trẻ có suy nghĩ rằng nhiệm vụ của cha mẹ là giữ cho chúng an toàn, chúng có xu hướng hành động liều lĩnh.

Thay vào đó, cha mẹ nên làm gì?

Cha mẹ nên bình tĩnh giải thích mối bận tâm của mình, ví dụ: "Mẹ cho rằng nơi đó không tốt, nó khiến mẹ lo lắng... ". Bạn cũng nên cho con mắc sai lầm và tự học bài học giá trị, sau đó chúng sẽ tự hiểu vấn đề. Bạn cũng có thể thảo luận với con về các nguy hiểm tiềm tàng, để chúng hiểu và tránh xa những điều đó.

Bố/mẹ phạt con, vì con phải hiểu việc làm này không thể chấp nhận được

Việc áp đặt hình phạt có thể giúp phụ huynh có cảm giác kiểm soát được con cái nhưng nghiên cứu cho thấy, điều đó không chỉ làm tổn hại đến mối quan hệ của bạn với con mà còn là một công cụ không hiệu quả để thay đổi hành vi của trẻ.

Mặc dù sự trừng phạt của bạn có thể ngăn chặn việc con làm ở thời điểm đó, nhưng nó không truyền cảm hứng cho những hành vi tích cực của trẻ. Thay vào đó, càng đe dọa, cha mẹ càng khiến trẻ dễ nói dối.

Thay vào đó, cha mẹ nên làm gì?

Nếu trẻ không muốn nghe ý kiến của bố mẹ, đừng ép buộc chúng. Việc dạy dỗ chỉ có tác dụng khi trẻ chịu lắng nghe. Nên giao tiếp với trẻ bằng thái độ tôn trọng, chúng có thể sẽ lắng nghe bạn vào một lúc khác. Bạn có thể nói: "Mẹ rất buồn và mẹ biết con cũng vậy. Chúng ta sẽ nói về việc này vào lúc nào đó khác, mẹ tin mọi việc sẽ tốt hơn... ". Nên thảo luận về hậu quả của những việc trẻ làm và đảm bảo rằng cả hai tìm thấy tiếng nói chung cho cuộc thảo luận đó.

Con xem điện thoại/iPad quá nhiều

Môi trường sống của cha mẹ và trẻ có sự khác biệt rất nhiều, do đó, việc đưa ra những nhận định này có thể là thiếu khách quan. Do đó, nếu bạn muốn giúp trẻ quản lý thời gian gắn kết với công nghệ, nên hiểu rằng việc áp đặt sẽ không giúp sự việc đi đến đâu.

Thay vào đó, cha mẹ nên làm gì?

Thay vì tăng ảnh hưởng bằng lời nói, nên tăng ảnh hưởng bằng cách thể hiện sự quan tâm đến những mối quan tâm của trẻ. Bạn nên hỏi con về các trò chơi chúng tham gia, những cuốn sách chúng đọc... và tham gia cùng chúng. Sau đó, nên kéo con ra khỏi thế giới công nghệ bằng những sở thích khác như đọc sách, đến thư viện, đi bơi... cùng trẻ.

Ngoài ra, bạn nên đóng vai trò là một người cố vấn thay vì giám sát. Cần đặt ra cho con câu hỏi: "Con cần bao nhiêu thời gian cho trò chơi đó? Con có thể giúp mẹ việc nhà sau khi thời gian đó kết thúc chứ?". Tất cả những điều này sẽ giúp trẻ hướng tới thế giới xung quanh nhiều hơn là mạng xã hội.

Theo VNE

Chia sẻ bài viết
Tags
gia đình

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=477
Quay lên trên