5 mẹo giúp giảm lượng đường trong chế độ ăn

Cập nhật: 19-10-2024 | 16:49:46

Giảm một nửa lượng đường, hạn chế dùng đường trắng, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh thay vì ăn nhiều đồ ngọt là ba trong 5 cách giúp cơ thể khỏe mạnh.

Trung bình, mỗi người ăn hơn ba lần lượng đường cho phép hàng ngày, khoảng 22 thìa cà phê. Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến bệnh tim, tiểu đường type 2 và béo phì, ung thư.

Việc giảm lượng đường tiêu thụ là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc bỏ đường, dù đột ngột hay từ từ, đều có thể rất khó khăn.

Dưới đây là một vài cách đơn giản để giảm lượng đường bổ sung trong chế độ ăn của bạn.

Giảm một nửa lượng đường

Nếu bạn quen cho 1 thìa đường vào cà phê, hãy giảm xuống còn một nửa. Khi làm bánh ngọt, hãy giảm lượng đường trong công thức xuống 1/3 đến một nửa. Bằng cách này, bạn thường sẽ không nhận thấy sự khác biệt về hương vị nhưng lượng đường tiêu thụ sẽ giảm đáng kể.

Thay thế bằng thực phẩm lành mạnh

Thay vì ăn kem, hãy cùng gia đình vận động bằng các hoạt động thể chất như đạp xe hoặc đi bộ. Khi thèm đường, hãy ăn trái cây sấy dẻo, chà là và trái cây tươi như táo, chuối hoặc cam. Hãy để sẵn những loại trái cây này trên bàn để bạn có thể dễ dàng lấy và ăn khi đang vội.

Khi thèm đường, hãy thử ăn chuối.

Giảm đường trắng

Khi bạn cho đường trắng tinh luyện vào cà phê hoặc món nướng, chúng có vẻ ít nhưng lại gây hại cho sức khỏe. Cơ thể hấp thụ loại đường đơn này nhanh chóng, làm tăng lượng đường huyết và insulin, gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể. Hãy thử dùng đường nâu và dần dần bỏ hẳn đường.

Tập trung vào nguồn đường chính

Các loại thực phẩm là nguồn đường bổ sung chính gồm đồ uống có đường, bánh kẹo ngọt, cà phê hay trà có đường, kẹo và các loại đường khác (mứt, siro, kem phủ) hoặc ngũ cốc ăn sáng cùng thanh granola.

Hãy bắt đầu bằng cách xác định loại nào bạn thường tiêu thụ nhiều đường bổ sung nhất. Nếu có thể cắt giảm nguồn đường nạp vào hàng đầu của mình, bạn sẽ thấy lượng đường tổng thể giảm đáng kể.

Dành thời gian để ngủ

Thiếu ngủ có liên quan đến suy giảm chức năng miễn dịch, béo phì, trầm cảm và kém tập trung. Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, khiến bạn có nhiều khả năng chọn thực phẩm chứa nhiều calo, chất béo, đường và muối hơn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người thức khuya và ngủ không đủ giấc có xu hướng tiêu thụ nhiều calo, thức ăn nhanh và nước ngọt hơn, cũng như ít trái cây và rau quả hơn so với những người dậy sớm và ngủ đủ giấc.

Theo VNE

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=1112
Quay lên trên