Những thói quen hàng ngày mà bạn cho là bình thường có thể là “'kẻ phá bĩnh” mọi cố gắng trang điểm của bạn.
1. Nhăn mặt
Nhiều người tin rằng những bài tập cơ mặt (như kích thích lưu thông máu, nhăn mũi, há miệng, mím môi) sẽ giúp làm khỏe các cơ mặt, giữ gìn sự trẻ trung cho da. Điều này có thể đúng về mặt cơ địa, nhưng vẻ đẹp của làn da thì lại bị tổn hại. Các chuyên gia khuyến cáo rằng: khi cơ mặt bị kích thích sẽ làm xuất hiện các rãnh nhỏ dưới da. Theo thời gian, chúng càng hằn sâu và khi da dần mất đi tính đàn hồi thì chúng càng hiện ra rõ nét hơn.
2. Nếp nhăn do ngủ
Sau một đêm yên tĩnh, làn da trông sáng và khỏe hơn, điều này có thật hay không? Hãy soi gương vào buổi sáng, mặt và ngực bạn có thể sẽ lộ ra các vết nhăn. Khi ngủ, chúng ta có thói quen nằm nghiêng, cuộn tròn hay úp mặt, điều này khiến các vết nhăn hội tụ đâu đó trên da. Thường thì những nếp nhăn này biến mất không lâu sau khi ngủ dậy. Tuy nhiên, nếu không kịp thời thay đổi thói quen thì các nếp “rằn ri” vô hại kia có thể trở thành nếp nhăn rất rõ ràng. Khi ngủ, hãy cố gắng nằm ngửa để mặt bạn không bị tì vào gối suốt đêm.
3. Không tẩy trang trước khi ngủ
Da bạn không thể thở được với những lỗ chân lông bị bít kín bởi những hạt kem dưỡng da, mắt sưng lên, lông mi cong gãy. Ngay cả khi bạn không trang điểm thì sau một ngày dài bụi bẩn và chất nhờn vẫn cứ tích tụ lại trên mặt. Nếu không rửa mặt vào buổi tối thì bạn khó tránh khỏi mụn trứng cá, chứng phù mắt và một làn da mặt xám ngắt.
4. Nặn mụn trứng cá
Nếu không chạm đến các mụn trứng cá, chúng tự biến mất sau một số ngày. Việc nặn mụn trứng cá sẽ chỉ khiến khoảng thời gian này dài hơn mà thôi: một tuần, hoặc thậm chí hơn. Đó là chưa kể bạn có thể bị nhiễm trùng do các ngón tay không lấy gì làm sạch sẽ mang lại. Hãy chú ý vệ sinh những bàn tay nghịch ngợm nếu bạn bị mụn tấn công vào “tam giác giữa môi trên và má”, đây là khu vực đặc biệt nhạy cảm.
5. Thích sờ tay lên mặt
Hãy tập cho mình thói quen không sờ tay lên mặt nếu không cần thiết, đặc biệt khi đi trên các phương tiện công cộng, sau khi cầm tiền và các đồ vật khác. Mỗi khi dụi mắt, sờ tay lên môi hay chỉ đơn giản vuốt má thôi, chúng ta đã để lại trên da vô số vi khuẩn.
6. Sử dụng mỹ phẩm lạ
Việc sử dụng các mỹ phẩm lạ cũng giống như đánh răng bằng bàn chải lạ vậy. Nó làm tăng nguy cơ mắc các loại vảy kết khó chịu như: mụn rộp, viêm kết mạc, nấm.
7. Cố thay đổi hình ảnh của mình
Có không ít những cô gái rất trẻ với những mái tóc được tẩy màu để nhuộm màu mới. Việc tẩy màu này đặc biệt làm giảm sức sống của tóc. Ngay cả việc nhuộm đen tóc cũng không hoàn toàn vô hại như mọi người nghĩ. Các sắc tố đặc biệt của tóc bị mất đi dưới tác dụng của bất kỳ loại thuốc nhuộm nào. Vì vậy, tốt hơn hết hãy để cho tóc được nghỉ ngơi. Ngoài ra, cần tránh thay đổi hoàn toàn màu tóc: từ trắng sang đen hay ngược lại.
8. Thường xuyên tẩy trắng răng
Chưa có một liệu pháp làm trắng nào vô hại cho răng. Việc lạm dụng các gel làm trắng răng hay tới bác sĩ nha khoa dễ làm cho men răng bạn bị hỏng, răng trở nên nhạy cảm hơn và bắt đầu nứt ra. Ngoài ra, men răng bị tổn thương còn làm cho các loại thuốc nhuộm dễ dàng thấm vào răng nhanh chóng. Chính vì vậy, chúng tôi khuyên bạn không nên đến nha khoa làm trắng răng hơn 2 lần/năm. Thậm chí việc sử dụng các thuốc đánh răng có chất làm trắng “whitening” cũng cần phải cách quãng.
(THEO DÂN TRÍ)