Bác sĩ Trương Trung Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Sông Bé: Người truyền lửa cho thế hệ trẻ

Cập nhật: 27-02-2023 | 08:34:52

Bác sĩ Trương Trung Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Sông Bé là thế hệ sinh viên đầu tiên của trường Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh sau ngày miền Nam giải phóng. Từng trải qua những năm tháng ác liệt của cuộc chiến, ông luôn tự hào vì đã giữđược y đức. Và trong bối cảnh khó khăn của ngành y tế hiện nay, lời ông nhắn nhủ với thế hệ thầy thuốc hôm nay: Hãy nhớ đến lời thề Hypocrat và lời dặn của Bác Hồ: “Phải lao mình vào chỗ bẩn để làm cho sạch, phải dấn thân vào chỗ đau khổ để làm giảm bớt đau khổ, lương y phải như từ mẫu”... để cứu người.

Nghĩa tình đồng chí

Chúng tôi tìm gặp bác sĩ Trương Trung Nghĩa trong không khí cả nước đang rộn ràng kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-7). Mở đầu câu chuyện, Bác sĩ Trương Trung Nghĩa khoe: “Chú mới đi về chiều qua. Lên thăm anh em đồng chí, đồng nghiệp nằm ở Khu ủy miền Đông và Trung ương Cục. Điều mà chú thấy vui nhất là mấy chú đã duy trì được truyền thống này mấy chục năm qua. Dù đường sácòn trở ngại lắm, từ trung tâm của khu ủy đến đó tầm 5 - 6km phải chạy theo đường mòn kiểm lâm, té lên té xuống”.

Được biết, sau ngày đất nước thống nhất, đau đáu về những đồng chí, đồng đội đã hy sinh trong những năm kháng chiến ác liệt, hàng năm bác sĩ Trương Trung Nghĩa đã cùng những người bạn về chốn cũ để thăm, hương khói. Người ta hay nói, tuổi già sống bằng ký ức, quả không sai. Dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng trong hồi ức của bác sĩ Trương Trung Nghĩa vẫn nhớ về những năm tháng ác liệt của cuộc chiến.

Mỗi năm, đến Ngày Thầy thuốc Việt Nam, vợ chồng bác sĩ Trương Trung Nghĩa lại nhớ về những ngày tham gia khám, chữa bệnh nơi chiến trường khó khăn, ác liệt nhưng rất đỗi tự hào…

“...Anh lính trẻ trên võng dù đẫm máu/ Chắc vì đau nên nằm lặng lẽ mê man/ Hãy gắng lên về trạm phẫu tiểu đoàn/ Rồi bác sĩ chữa cho anh lành lặn.../ Ngày mai anh lại lên đường ra trận/ Giải phóng quê hương, diệt hết giặc thù/ Để bầu trời rạng rỡ nắng mùa thu/ Cho đất nước giang sơn liền một dải” cũng chính là hình ảnh của bác sĩTrương Trung Nghĩa trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Theo lời ông kể, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 1958, tròn 14 tuổi, ông đã được đưa đi Sài Gòn làm quân báo. Nhiệm vụ lúc bấy giờ là giao liên, đưa thư từ mật cho khu Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn. Đầu năm 1960, ông về quê ở xã An Điền, huyện Bến Cát để theo thầy Sáu Vui, Chín Ngót học cứu thương. Vừa trở lại đơn vị, ông được theo phục vụ cho trận đánh Tua Hai ở Tây Ninh. Bước sang năm 1961, ông vào Công an tỉnh Thủ Dầu Một. Sau đó, năm 1963, ông được điều về Trung ương Cục (R), làm nhiệm vụ phục vụ y tế tại trường Điệp báo (hay còn có tên trường Trinh sát, trường Vũ thuật), rồi phục vụ đường dây đặc biệt của Công an R, từ R đến khu Sài Gòn - Gia Định.

Chiến trường ác liệt, người lính quân y như ông cũng nếm trải biết bao hiểm nguy. Bác sĩTrương Trung Nghĩa kể: “Cuối năm 1967, tôi đi học y sĩở Ban Quân y R. Để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, Ban Quân y Đoàn 100 được thành lập và chia ra nhiều đội giải phẫu tiền phương. Tôi cùng đồng chí Công, Châu được phân công trực tiếp cấp cứu tại mặt trận của Sư đoàn 9 đánh vào Sài Gòn (cánh nam tỉnh Long An). Cuộc tổng tiến công Mậu Thân nổ ra, lần đầu tiên tôi chứng kiến, đội phẫu có3 người thì 1 người chết, 1 người bị thương trước mặt mình. Chiến trường năm đó thương binh quánhiều. Ban ngày, anh em chia ê-kíp mổ cho thương binh, ban đêm thì khiêng các đồng chí hy sinh về bên sông Vàm Cỏ Đông chôn cất...”.

Đến năm 1970, bác sĩTrương Trung Nghĩa về nhận nhiệm vụ làm trợ lý điều trị và phòng bệnh cho Phòng Y tế Công an R mới thành lập. Chưa được bao lâu, năm 1971, trận càn Đông Dương của Mỹ - ngụy nổ ra (còn gọi là trận càn Lam Sơn 719 đánh thẳng qua Lào, Campuchia), bệnh xávà đội phẫu của Ban An ninh R bị trực thăng địch phát hiện, đánh thẳng vào trạm xá, 4 người hy sinh và 10 người bị thương rất nặng. May mắn thoát chết, ông cùng các y tákhác chạy lo cấp cứu cho thương binh dưới làn đạn, pháo cối của địch. Ngày hôm sau, trên đường hành quân, trạm xávà đội phẫu cũng bị trực thăng đánh tiếp, ác liệt không kém, nhưng nhờ có hầm của đơn vị cũ nên thương binh và nhân viên trú ẩn an toàn. Chiến trường Phân khu 5 ác liệt, tàn khốc, đau thương bao trùm bởi Mỹ - ngụy rải thảm B52, pháo bầy, biệt kích bao vây căn cứ để chia cắt Chiến khu Đ và Trung ương Cục miền Nam. Tuy nhiên, bất chấp mưa bom, bão đạn của địch, ông cũng như các cán bộ, chiến sĩcủa ta vẫn giữ vững khí thế tiến công cách mạng, chiến đấu đến cùng; không có gạo thìăn củ mài, củ chụp, lárừng... để sống và chiến đấu đến ngày toàn thắng.

Gửi gắm đến thế hệ trẻ

Hòa bình lập lại, bác sĩTrương Trung Nghĩa trở lại học bác sĩở trường Đại học Y dược TP.HồChíMinh. Đây là khóa đầu tiên sau ngày miền Nam giải phóng. Trải qua nhiều chức vụ công tác, về hưu khi là Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sông Bé, bác sĩTrương Trung Nghĩa chia sẻ trải qua những năm tháng ác liệt của cuộc chiến, tôi luôn tự hào rằng mình đã giữ được y đức, “Thầy thuốc như mẹ hiền”, “Lương y như từ mẫu”...

Mỗi năm, đến Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-7), ông vui lắm. Bởi đây là ngày mọi người dân Việt Nam lại có dịp được thể hiện lòng kính trọng, sự biết ơn của mình đến đội ngũ các y bác sĩ, những người một lòng tận tâm cống hiến không quản hy sinh vì sức khỏe của những bệnh nhân của họ. Tuy nhiên, năm nay bên cạnh niềm vui, ông còn đau đáu nỗi lo khi ngành y tế đang đối diện với quánhiều khó khăn, thách thức, khi nhiều y bác sĩ, điều dưỡng xin nghỉ việc. Ở các bệnh viện thì thiếu thuốc, vật tư tiêu hao... Vì vậy, bác sĩTrương Trung Nghĩa nhắn gửi đến các y bác sĩ, điều dưỡng: Ở mỗi giai đoạn sẽ có những khó khăn riêng. Hiện Đảng, Nhà nước đang rất nỗ lực để vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt. Bộ Y tế đã và đang thực hiện một số giải pháp để góp phần ổn định, phục hồi nguồn nhân lực y tế công lập; tiếp tục đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho cán bộ, viên chức y tế, thực hiện việc mua sắm đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc theo nhu cầu sử dụng của viên chức y tế, giúp nhân viên y tế có thể cung cấp các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu của người dân...

Vì vậy, chúng ta hãy tự hào về nghề nghiệp và tự hào về đơn vị công tác của chúng ta. Mỗi cán bộ y tế hãy luôn là những tấm gương sáng về nỗ lực phấn đấu rèn luyện vươn lên, hoàn thiện về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để không chỉ giúp người dân gìn giữ, nâng cao sức khỏe, vượt qua bệnh tật mà còn để lại trong lòng những tình cảm ấm áp, những kỷ niệm không quên, những suy ngẫm tốt đẹp về tình người, về đạo lý nhân sinh. Để mọi nơi, mọi lúc khi nghe thấy danh bác sĩ, dược sĩ, y sĩ; thấy bóng áo blouse trắng là thấy hiện thân của tri thức, của danh dự, của nhân cách như tinh thần lời thề Hypocrat, như lời Hải Thượng Lãn Ông “Nghề thuốc là thanh cao”, “Người thầy thuốc phải tự tu dưỡng với 8 chữ răn mình: Nhân - Minh - Đức - Trí - Lượng - Thành - Khiêm - Cần”; như lời căn dặn của Bác Hồ: “Phải lao mình vào chỗ bẩn để làm cho sạch, phải dấn thân vào chỗ đau khổ để làm giảm bớt đau khổ, lương y phải như từ mẫu”. 

Bác sĩ Trương Trung Nghĩa nhắn gửi đến các y bác sĩ, điều dưỡng: Ở mỗi giai đoạn sẽ có những khó khăn riêng. Hiện Đảng, Nhà nước đang rất nỗ lực để vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt. Bộ Y tế đã và đang thực hiện một số giải pháp để góp phần ổn định, phục hồi nguồn nhân lực y tế công lập; tiếp tục đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho cán bộ, viên chức y tế, thực hiện việc mua sắm đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc theo nhu cầu sử dụng của viên chức y tế, giúp nhân viên y tế có thể cung cấp các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu của người dân...

THU THẢO

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên