Ba
sẽ là cánh chim Đưa con đi thật xa Mẹ sẽ là cành hoa Cho con cài lên ngực... (Cho con, Tuấn Dũng).“Năm
1985, tôi gặp anh Tuấn Dũng, Việt kiều ở Nhật về TP.HCM. Anh Dũng đưa cho nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn một bài thơ. Biết bài thơ hay, anh Trịnh Công Sơn lại chuyển
cho tôi. Đọc bài thơ bắt gặp ý, lời đẹp, tôi đã phổ nhạc trong một đêm là hoàn
thành...”. Thuở sinh tiền, NS Phạm Trọng Cầu cho biết như vậy mỗi khi cùng nhóm
Tam ca Áo trắng có dịp trình bày trước công chúng ca khúc “Cho con”.
Ba
mẹ là lá chắn / Che chở suốt đời con...Ba
mẹ là lá chắn/ Che chở suốt đời con/ Vì con là con ba/ Con của ba rất ngoan/ Vì
con là con mẹ/ Con của mẹ rất hiềnNhịp
bài thơ chậm tựa dòng sông âm thầm cuộn chảy và mạch đời vẫn sống mãi giữa
tháng năm. Những gì đã qua đi thì không bao giờ trở lại, song biết bao câu chuyện
miên man về suối nguồn yêu thương dường như không phai mờ theo dấu vết thời
gian. Bởi đối với những đứa con, những kỷ niệm ấy cứ ngỡ như mới hôm qua. Hình
bóng thân thương, biết bao vui buồn bên cha mẹ, luôn hiện hữu mãi trong lòng...Ba
sẽ là cánh chim/ Đưa con đi thật xa/ Mẹ sẽ là cành hoa/ Cho con cài lên ngực...
Vâng, cha mẹ mãi là bệ đỡ cho những đứa con. Trong từng nhịp thở của chúng ta đong
đầy cả một vùng trời bao la mà cha cùng mẹ dành tặng; tuy âm thầm lặng lẽ, nhưng
chan chứa vạn tình thương. Càng nghĩ đến song thân, người ta càng thấy mình
dâng lên niềm thổn thức, khi hiểu rằng với tấm lòng của đấng sinh thành thì con
cái dẫu ở tuổi nào, dẫu có lầm lạc hay thành đạt “ông này, bà kia” đi nữa, mãi
mãi đọng lại trong lo toan các bậc phụ mẫu: Ba mẹ là lá chắn/ Che chở suốt đời
con/ Vì con là con ba/ Con của ba rất ngoan/ Vì con là con mẹ/ Con của mẹ rất
hiền...Bài
thơ “Cho con” tạo nhiều cung bậc cảm xúc. Ở đây, nhà thơ Tuấn Dũng chia sẻ cảm
xúc song hành với nỗi niềm tình cha nghĩa mẹ. Lâu nay trên văn đàn, viết về các
bậc sinh thành, mặc nhiên ai cũng nghĩ rằng nếu có đi đâu xa về, con cái thường
sà vào lòng mẹ để tìm một chút an ủi, vỗ về; chứ ít ai dám ngã vào vòng tay của
cha, dù trong lòng rất muốn nũng nịu và nhõng nhẽo với cha mình. Nghĩ vậy nhưng
ai cũng hiểu bên ngoài lớp vỏ nghiêm nghị thì lòng cha lúc nào cũng nghĩ về
con, lo lắng cho tương lai của con cái... Trong tâm thế “người cha”, nhà thơ Tuấn
Dũng đã “phá vỡ” sự “mặc nhiên” ấy để đại diện tiếng lòng của đấng sinh thành
nói với các đứa con thương yêu rằng ba, mẹ luôn yêu thương, luôn là bệ đỡ cũng
như là mái ấm chờ đợi để con cái tìm về khi “gối mỏi, chân chùng”; bởi: Ngày
mai con khôn lớn/ Bay đi khắp mọi miền/ Con đừng quên con nhé/ Ba mẹ là quê hương...Giờ
là mùa tuyển sinh đại học. Trong nỗi nhớ của ký ức, một phụ huynh có con đi
thi, chia sẻ câu chuyện của mấy mươi năm trước: “Tôi dậy rất sớm, chuẩn bị dắt
chiếc xe đạp ra đi thi đại học. Ba đã chờ tôi trước cổng, nhẹ nhàng nói: “Con cất
xe đi, ba đưa con đi thi!”. Tôi chỉ biết lặng im vì muốn tự đi thi như chúng bạn.
Cuối buổi thi, cùng cô bạn thi chung phòng ra đến cổng trường, đã thấy ba tôi từ
xa vẫy gọi. Cô bạn từ quê miền Trung vào dự thi nháy mắt nói với tôi: “Bạn sướng
thật, có người cha đếm từng phút mình làm bài bên cổng trường thi!”. Sau này
khi nhận giấy báo trúng tuyển, cô bạn ấy hỏi tôi: “Ai sẽ là người thân đầu tiên
bạn khoe niềm vui này? - rồi cô nói luôn - mình đâu còn ba để khoe...”.Vậy
đó, núi Thái sừng sững và biển Thái Bình luôn thật gần gũi trong mỗi gia đình
chúng ta: Ba sẽ là cánh chim/ Đưa con đi thật xa/ Mẹ sẽ là cành hoa/ Cho con
cài lên ngực (...)/ Ngày mai con khôn lớn/ Bay đi khắp mọi miền/ Con đừng quên
con nhé/ Ba mẹ là quê hương.XUYẾN
CHI