Cần quan tâm hơn nữa chính sách đất đai, nhà ở cho người lao động

Cập nhật: 13-03-2023 | 09:46:48

Tại hội thảo lấy ý kiến cho dự tho Luật Đất đai (sửa đổi) do Đoàn đại biểu Quốc hội và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tchức vừa qua, đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã đề cp đến chính sách đất đai đối với nhà ở cho công nhân xa quê, người lao động (NLĐ). Theo đó, việc sa đi Luật Đất đai là phù hợp với thc tiễn sẽ tạo điều kiện, cơ hội tốt cho NLĐ được tiếp cn với chính sách đãi ngộ về nhà ở, giúp đối tượng này tích cực tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy nguồn lc phát triển kinh tế- xã hội…


Chính sách đất đai đối với nhà ở cho NLĐ tồn tại những vướng mắc, bất cập được góp ý để hoàn thiện. Trong ảnh: Khu nhà ở xã hội Định Hòa được coi là điểm sáng của Bình Dương trong việc chăm lo đời sống của NLĐ

Đại diện LĐLĐ tỉnh nêu, theo điểm b, khoản 4, Điều 22 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 1-4-2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Đất đai quy định: “Trường hợp đối tượng đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú theo quy định tại điểm a, khoản này thì phải có bản sao giấy xác nhận đăng ký tạm trú và giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội”. Như vậy, với quy định này đồng nghĩa với việc người dân từ các tỉnh, thành khác đến sinh sống tại Bình Dương mà là NLĐ phi chính thức (cụ thể như: Làm nghề tự do, NLĐ tại doanh nghiệp (DN) làm việc dưới 1 năm, NLĐ làm việc từ đủ 1 năm trở lên nhưng do DN còn nợ bảo hiểm xã hội, chưa đóng đủ 1 năm bảo hiểm xã hội cho NLĐ… thì NLĐ đó không đủ điều kiện mua nhà và vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Đề nghị có chính sách hỗ trợ thêm cho các đối tượng nêu trên.

Đại diện LĐLĐ tỉnh cho rằng hiện nhu cầu mua nhà ở xã hội rất cao. Các dự án nhà ở xã hội xây xong tới đâu là có người mua hết tới đó. Một bộ phận NLĐ xa quê vẫn chưa mua được buộc phải thuê nhà trọ do hộ gia đình, cá nhân tự xây để cho thuê. Điều kiện sinh sống của NLĐ tại nhiều khu nhà trọ đã xuống cấp, chật chội, nóng bức, thiếu ánh sáng, ẩm thấp… Để khắc phục tình trạng trên, đề nghị dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải có quy định hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân vay với lãi suất ưu đãi để họ có điều kiện đầu tư xây dựng nhà trọ cho NLĐ thuê.

Mặt khác, nhiều dự án nhà ở xã hội đã xây dựng xong nhưng thiếu đồng bộ do không có nhà trẻ, mẫu giáo, cơ sở khám, chữa bệnh, khu vui chơi, giải trí… Do đó, đề nghị Nhà nước khi xây dựng các khu nhà ở xã hội cần có chính sách về đầu tư đồng bộ thêm cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, văn hóa, giáo dục. “Thực tế, nhiều khu nhà ở xã hội hiện được xây dựng rất xa các khu công nghiệp (KCN), nơi làm việc của NLĐ khiến cho việc đi lại của họ mất rất nhiều thời gian do phải di chuyển trên đoạn đường quá dài làm gia tăng nguy cơ ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và thêm khó khăn về tài chính do giá nhiên liệu (xăng, dầu) tăng cao… là lý do chính mà nhiều NLĐ còn băn khoăn khi quyết định mua nhà ở xã hội. Do đó, đề nghị khi quy hoạch khu đất xây dựng nhà ở xã hội phải chú ý đến nơi làm việc của NLĐ, gần các khu, cụm công nghiệp.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số khó khăn, như: Nhiều nhà đầu tư muốn chuyển đổi một số dự án nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội, thế nhưng thủ tục chuyển đổi rất khó khăn và mất nhiều thời gian; Luật Nhà ở hiện hành chưa có quy định cho phép các DN, hợp tác xã thuộc đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong khi trên thực tế nhu cầu của các DN, hợp tác xã muốn mua, thuê nhà ở xã hội để cho NLĐ của họ thuê lại để ở là rất lớn… Thậm chí, nhu cầu nhà ở gắn liền với các tiện ích, như: Trường học, nhà trẻ, khu vui chơi, thiết chế văn hóa cộng đồng để NLĐ tại các KCN yên tâm gửi con trẻ, khu vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa, thể thao sau giờ làm việc là rất lớn, rất bức thiết. Trong khi đó, nhiều DN cho rằng họ có tiền nhưng không có quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, nơi sinh hoạt, vui chơi, giải trí cho NLĐ và con em của họ. Vìvậy, kiến nghị khi thành lập các KCN nên bố trí đủ quỹ đất ở, đất giáo dục, đất văn hóa để các DN, đơn vị có điều kiện đầu tư xây dựng nhà ở, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm văn hóa lao động phục vụ tốt chế độ an sinh xã hội đối với NLĐ”, LĐLĐ tỉnh nêu thực trạng và giải pháp khi xem xét, sửa đổi dự thảo Luật Đất đai phù hợp với thực tiễn đời sống của NLĐ.

Theo LĐLĐ tỉnh, tính đến cuối năm 2022, Bình Dương có 29 KCN và 12 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút hơn 60.000 DN vốn đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký là 627.000 tỷ đồng và hơn 4.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký là 39,7 tỷ đô la Mỹ. Dân số toàn tỉnh hiện có trên 2,2 triệu người, trong đó có khoảng 1,2 triệu lao động (chiếm 52% dân số của tỉnh), đa số là lao động trẻ. “Đây là nguồn lực quan trọng mà tỉnh rất trân trọng do đã có đóng góp to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đây cũng là áp lực cho tỉnh Bình Dương trong việc giải quyết vấn đề nhà ở, an sinh xã hội... cho NLĐ xa quê. Do đó, cần sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, công đoàn và toàn xã hội để giải quyết và chăm lo cho đoàn viên, NLĐ, góp phần tạo động lực cho NLĐ xa quê yên tâm về nơi ở, nơi sinh hoạt, nơi gửi trẻ và gắn bó lâu dài tại Bình Dương, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và đất nước”, đại diện LĐLĐ tỉnh nhìn nhận.

HƯNG PHƯỚC (lược ghi)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên