Bác sĩ Nguyễn Văn Thấm, Chi cục phó Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh:

Chất lượng dân số đã từng bước được nâng cao

Cập nhật: 11-07-2015 | 09:01:48

Chất lượng dân số (CLDS) có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Vì thế, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc nâng cao CLDS nhằm tạo ra nguồn lực bảo đảm về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại Bình Dương, vấn đề nâng cao CLDS luôn được tỉnh và ngành DS quan tâm thực hiện. Phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc phỏng vấn bác sĩ (BS) Nguyễn Văn Thấm, Chi cục phó Chi cục Dân s- Kế hoch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh về vấn đề này…

 BS Nguyễn Văn Thấm (trái) tư vấn cho thanh niên công nhân về sức khỏe tiền hôn nhân Ảnh: H.THUẬN

- Để nâng cao CLDS đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh, trong thời gian qua, tỉnh đã quan tâm đến công tác này như thế nào, thưa BS?

- CLDS có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Xác định được điều đó, trong thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm và chỉ đạo ngành dân số tập trung thực hiện các biện pháp nâng cao CLDS. Năm 2011, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt 3 đề án, mô hình nâng cao CLDS giai đoạn 2011-2015, gồm: Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, đề án sàng lọc trước sinh vàsơ sinh, mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Căn cứ vào các quyết định của UBND tỉnh, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã triển khai thực hiện các đề án, mô hình theo đúng tiến độ. Đến năm 2015, 100% huyện, thị, thành phố triển khai thực hiện. Để các đề án, mô hình trên đến với mọi người dân, Khoa DS-KHHGĐ trực thuộc các trung tâm y tế huyện, thị, thành phố đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và cấp xã tổ chức các đợt nói chuyện chuyên đề về chính sách DS-KHHGĐ, về Pháp lệnh DS, sức khỏe sinh sản, sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên, hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh… Ban DS các xã cũng xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức tuyên truyền, tư vấn vận động nhân dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ bằng nhiều hình thức; thành lập các câu lạc bộ không sinh con lần 3, gia đình hạnh phúc.

- Qua triển khai thực hiện các đề án, mô hình trên đã mang lại những kết quả như thế nào, thưa BS?

- Sau 5 năm thực hiện đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả quan trọng. Đề án được triển khai thực hiện đã góp phần giảm thiểu tỷ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật, tăng tỷ lệ trẻ em được can thiệp điều trị sớm các bệnh, tật bẩm sinh. Các dịch vụ sàng lọc trước sinh đã triển khai các kỹ thuật siêu âm hình thái và những xét nghiệm máu mẹ. Với dịch vụsơ sinh đã thực hiện kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân cho các trẻ sơ sinh ở tuyến tỉnh và huyện, nơi có bà mẹ đến sinh đẻ cao. Ngoài ra, hoạt động truyền thông, tư vấn cũng được triển khai khá sâu rộng như phát tờ rơi, tư vấn trực tiếp cho các bà mẹ khám thai và sinh tại các cơ sở y tế…

Đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh được triển khai thực hiện và đã đạt kết quả khả quan. Với dự án này, Bình Dương được Trung ương đánh giá rất cao về tổ chức thực hiện cũng như kết quả đạt được. Cụ thể, tỷ sốgiới tính khi sinh của tỉnh năm 2011 là111 trẻ nam/100 trẻ nữ, qua thực hiện đề án này, đến năm 2014 tỷ số này đã giảm xuống còn 106 trẻ nam/100 trẻ nữ.

Việc thực hiện mô hình “Tư vấn vàkhám sức khỏe tiền hôn nhân tỉnh Bình Dương” trong thời gian qua cũng đạt được một số thành tựu nhất định. Trong giai đoạn 2011-2015, mô hình đã triển khai thực hiện tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Qua đó, nhận thức của người dân đã được nâng lên trong việc thực hiện khám sức khỏe trước khi kết hôn. Đặc biệt là sự chuyển biến trong nhận thức của giới trẻrằng việc khám sức khỏe trước khi kết hôn là cần thiết, quan trọng… nên đã tác động tích cực đến tâm lý và chuyển đổi hành vi của người dân.

- Kết quả thực hiện nâng cao CLDS trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Do đó, việc nâng cao CLDS là nhiệm vụ thường xuyên và cần được tiếp tục duy trì thực hiện như thế nào, thưa BS?

- Nhờ triển khai có hiệu quả các đề án nâng cao CLDS, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và huy động các ban, ngành, đoàn thể cùng tham gia công tác DS nên CLDS trên địa bàn tỉnh đã từng bước được nâng cao. Nhiều chỉ tiêu vềDS, thực hiện các dịch vụ KHHGĐ đạt và vượt so với kế hoạch được giao. Bình quân hàng năm giảm sinh 0,4%o, giảm sinh lần 3 là0,5%, tỷ lệ phát triển DS tự nhiên dưới 1%.

Những kết quả đạt được chỉ là bước đầu, bởi trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, việc nâng cao CLDS không chỉ là trách nhiệm của ngành DS, mà đòi hỏi phải có sự chung tay của các ngành, các cấp. Ngoài việc duy trì các đề án, mô hình trên, trong thời gian tới, tỉnh và Trung ương cần đầu tư nguồn lực nhiều hơn nữa cho hoạt động nâng cao CLDS. Có như vậy, CLDS mới được nâng lên, góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà trong thời gian tới.

- Xin cảm ơn BS!

 

(thực hiện) HỒNG THUẬN

 

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=599
Quay lên trên