Chuyển đổi số ngành công thương: Tìm mô hình, hướng đi phù hợp với địa phương

Cập nhật: 30-08-2024 | 08:27:15

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) phối hợp Sở Công thương và Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương vừa tổ chức Hội thảo “Hành trình thay đổi diện mạo, năng lực chuyển đổi số (CĐS) ngành công thương”. Hội thảo nhằm tìm các hướng đi, mô hình phù hợp trong CĐS của ngành công thương trong việc hướng tới xây dựng đô thị thông minh, kinh tế số.

 Diện mạo và năng lực

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm Huy Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ thông tin (VNPT-IT), thuộc Tập đoàn VNPT, nhấn mạnh dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là yếu tố then chốt cho CĐS quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. CĐS là xu hướng tất yếu của thời đại, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong đó CĐS ngành công thương đóng vai trò quan trọng trong việc hướng tới xây dựng đô thị thông minh, kinh tế số.

“Thực hiện CĐS ngành công thương sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc cải cách hành chính và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp và thương mại của các địa phương trên cả nước”, ông Phạm Huy Hoàng nhấn mạnh.

 Phát biểu tại Hội thảo “Hành trình thay đổi diện mạo, năng lực CĐS ngành công thương”, bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương), nhấn mạnh: CĐS đã trở thành xu thế tất yếu, nhu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với nhận thức đó, triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương cũng đã đẩy mạnh CĐS trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đã đạt được nhiều kết quả, được các bộ, ngành liên quan và doanh nghiệp đánh giá cao.

 

Cũng theo lãnh đạo của VNPT-IT, tiếp nối các đóng góp với Chính phủ và các địa phương trong công tác CĐS trong thời gian qua, Tập đoàn VNPT đã, đang tiếp tục nghiên cứu và xây dựng bộ giải pháp CĐS trong các lĩnh vực chuyên ngành như công thương. Bên cạnh đó, VNPT cũng nhận thức rõ phải đưa vào các công nghệ mới AI 4.0 để xây dựng công cụ hỗ trợ chỉ đạo điều hành một cách toàn diện nhất (như các hệ thống báo cáo động, Trợ lý AI, SmartBot, SmartVoic,…). Đồng thời cũng cần bảo đảm các giải pháp kỹ thuật về an toàn thông tin để bảo vệ toàn vẹn các hệ thống công nghệ thông tin và dữ liệu chuyên ngành.

Theo ông Nguyễn Trường Thi, Phó Giám đốc Sở Công thương, tại thời điểm khảo sát hiện trạng của dự án, công tác quản lý dữ liệu ngành còn khá thủ công, chưa ứng dụng CĐS. Dữ liệu lưu trữ ở nhiều nơi, rời rạc và quản lý thông tin hồ sơ giấy, lưu trữ thủ công. Các thống kê, báo cáo phải tổng hợp bằng nhân công. Đặc biệt thông tin hoạt động của doanh nghiệp chưa được quản lý đầy đủ và triệt để, khó khăn trong công tác tổng hợp, báo cáo.

Theo lãnh đạo Sở Công thương, việc triển khai hệ thống trong giai đoạn 1 đã đạt được các hiệu quả ban đầu. Số hóa, quản lý lưu trữ dữ liệu của hơn 50 lớp dữ liệu hiện trạng của các phòng chuyên môn, như: Cửa hàng xăng dầu, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp hoạt động hóa chất, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; khu/cụm công nghiệp… Cùng với đó là khoảng 46 bảng dữ liệu thông tin biến động của doanh nghiệp. Ví dụ như: Thông tin sự cố theo thời gian, trang thiết bị ứng phó sự cố, thông tin kho chứa, thông tin doanh thu theo năm... Dữ liệu ngành công thương cũng được tích hợp lên Trung tâm IOC tỉnh để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

Xu hướng, giải pháp

Nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về các xu hướng công nghệ mới, giới thiệu các giải pháp ứng dụng CĐS và thảo luận về cách các giải pháp này có thể được áp dụng để cải thiện quản lý và hoạt động trong ngành công thương, một sốchuyên gia đã đưa ra các giải pháp và phương án cụ thể, giúp các cơ quan quản lý và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách tối ưu hóa quy trình công việc và bảo đảm an toàn thông tin trong CĐS. Cụ thể như ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Tổng Giám đốc Công ty VNPT-IT nêu xu hướng CĐS ngành công thương trên thế giới và tại Việt Nam; góc nhìn cũng như định hướng chiến lược của VNPT trong xây dựng dữ liệu gắn với thúc đẩy kinh tế theo thế mạnh của địa phương, cũng như việc hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ đáp ứng các nhu cầu CĐS của ngành công thương trong thời gian tới.

 Đại biểu tham quan khu trưng bày demo sản phẩm dịch vụ VNPT ti hội tho

Trong khi đó ông Nguyễn Trung Nam, Giám đốc sản phẩm CĐS ngành công thương của VNPT đã đề xuất phương án đồng hành triển khai nền tảng và dữ liệu công thương địa phương. Trong đó tập trung vào giới thiệu sản phẩm hệ thống thông tin và quản lý dữ liệu ngành công thương (VNPT DMIT) là sản phẩm mà các Sở Công thương trên cả nước có thể áp dụng ngay trong giai đoạn ngắn hạn để mang lại những lợi ích cho cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương. Cách thức và phương án triển khai cho các đối tượng Sở Công thương dù đã có hay chưa có tiếp cận, triển khai các bài toán CĐS ngành đều có các nội dung tư vấn về lộ trình, cách thức phối hợp cụ thể để triển khai từng bước các giải pháp đạt hiệu quả cao nhất…

 MINH HIẾU - TÂM TRANG

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=132
Quay lên trên