Có quá nhiều trạm thu phí trong cùng khu vực

Cập nhật: 02-12-2009 | 00:00:00

Xe “né” trạm gây ra tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên tại các đoạn đường nhỏ đi qua các khu dân cư

Để có được cơ sở hạ tầng và nhiều tuyến đường sạch đẹp như hiện nay là nhờ các doanh nghiệp (DN) tích cực tham gia vào các dự án BOT. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực như tạo sự thông thoáng cho các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh, làm thay đổi nhanh chóng diện mạo tỉnh nhà, các dự án BOT trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế là tạo ra quá nhiều trạm thu phí trong cùng một khu vực, bố trí các trạm thu phí không hợp lý gây bức xúc trong dư luận và gây ra tình trạng “xe né trạm” đi vào các con đường nhỏ gây ùn tắc và tai nạn giao thông...

Ra đường gặp trạm thu phí!

Có thể nói, các dự án đầu tư theo hình thức BOT (đầu tư - khai thác - chuyển giao) đã góp phần thu hút nguồn lực xã hội vào việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống cầu đường trên phạm vi cả nước. Tại Bình Dương, chủ trương này cũng đã đi vào đời sống với hàng loạt công trình cầu, đường được xây dựng dưới hình thức BOT, góp phần nâng tầm vóc một đô thị văn minh, hiện đại. Dễ thấy nhất là các dự án như đại lộ Bình Dương (QL13) do Công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư; dự án BOT cụm tuyến đường ĐT743 do Công ty Vật liệu & Xây dựng Bình Dương (M&C) làm chủ đầu tư; dự án BOT đường ĐT747 do Công ty Cổ phần Lâm sản & Xuất nhập khẩu tổng hợp Bình Dương (Genimex) làm chủ đầu tư...

Trong thời gian qua, do hầu hết các dự án BOT được thực hiện trong phạm vi trung tâm có nhiều tuyến đường giao cắt nhau nên trạm thu phí (TTP) này chỉ cách TTP kia không xa, gây ra tình trạng “ra đường gặp TTP”. Có lẽ khu vực tập trung nhiều TTP nhất là tại ngã ba Bình Thung. Trong bán kính chưa đầy 6km, tại đây đã có đến 4 TTP là Bình Thung thuộc dự án BOT ĐT743; từ ngã ba Bình Thung nếu rẽ phải 2km sẽ gặp TTP quốc lộ 1K hướng từ cầu Hóa An vào, thuộc phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa; còn từ ngã ba Bình Thung nếu chọn lộ trình quốc lộ 1K về ngã 3 Suối Lồ Ồ khoảng 500m, nếu rẽ trái đi Tân Vạn ra cầu Đồng Nai gần 3km sẽ gặp TTP 2 chiều Bình Thắng thuộc dự án BOT của Công ty M&C, còn đi thẳng 1,5km sẽ gặp ngay TTP quốc lộ 1K chuyên thu phí các xe hướng từ cầu vượt Sóng Thần vào. Do tập trung quá nhiều TTP, nên các tuyến giao thông tại khu vực này thường bị ách tắc.

Còn nói trên cùng một cung đường mà có nhiều TTP nhất lại là đoạn đường từ quốc lộ 1K đến giao lộ nối tỉnh lộ 16 khu vực cầu Hóa An, TP.Biên Hòa. Tại đây cũng không kém gì khu vực ngã tư Bình Thung vì có đến 3 TTP nằm sát nhau...

Vì sao lái xe tìm đường “né” trạm?

Trao đổi với chúng tôi, nhiều tài xế của các công ty đặt tại các KCN trên địa bàn tỉnh tỏ ra bức xúc trước việc có quá nhiều TTP đặt gần nhau. Anh Tuấn, lái xe cho một công ty tại KCN Sóng Thần cho biết, do thường ngày anh làm công việc giao nhận hàng ở rất nhiều nơi nên ra đường là phải suy nghĩ tìm lộ trình ít đi qua TTP nhất. Không riêng gì anh Tuấn, nhiều lái xe khác còn cho biết, họ sẵn sàng chạy lòng vòng chỉ vì mục đích “né” TTP. “Vào các

Để giảm bớt trạm thu phí cho các tuyến đường trên địa bàn tỉnh, trong một cuộc họp gần đây, liên quan đến vấn đề này Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Sơn đã lưu ý, thời gian tới tỉnh sẽ hạn chế các dự án BOT nhằm hạn chế việc thiết lập trạm thu phí không đúng khoảng cách quy định. Đối với các dự án mang tính bức thiết, UBND tỉnh sẽ xem xét trình HĐND phê duyệt ngân sách đầu tư, xây dựng... 

giờ cao điểm tình trạng ùn tắc giao thông tại các TTP xảy ra liên tục, nên chúng tôi chấp nhận chạy lòng vòng để né trạm”, một tài xế xe tải cho biết.

Anh Nguyễn Thanh Huy, một lái xe tải nhỏ cho biết lúc trư ớc do mới vào nghề chưa quen đường, mỗi lần đến khu vực ngã tư Bình Thung tìm địa chỉ giao hàng thường hay bị lọt vào vòng vây của TTP, khiến không ít lần anh phải “móc hầu bao” đôi ba lần chỉ cho một trạm. Nhiều lái xe còn tỏ ra bức xúc đối với TTP trên quốc lộ 1K đi qua Bình Dương vì đoạn đường này chỉ có 5,7km cũng đặt một trạm và “vô tư” thu phí!

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy, chủ đầu tư các dự án BOT không dễ gì để xe “né” trạm. Hầu hết việc lắp đặt trạm đều tuân thủ theo quy tắc nếu không phải là đường độc đạo, khoảng cách giữa 2 đầu trạm phải hạn chế thấp nhất các tuyến đường nhánh có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác. Giả sử nếu có thì sớm muộn cũng “xin” gộp chung luôn dự án hay sẽ đề nghị được đặt thêm TTP một chiều để tiện việc... kiểm soát! Trong khi ngân sách Nhà nước còn khó khăn, việc sử dụng hình thức BOT để đầu tư hạ tầng giao thông cũng là một hình thức tốt nhưng chính quyền cần hết sức lưu ý đến mật độ: không để quá dày đặc, dễ ùn tắc giao thông và nhất là tăng chi phí sản xuất hàng hóa làm chùn bước các nhà đầu tư.

MINH DUY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên