Cổ vật tại hai ngôi mộ cổ ở Ciputra đã bị đánh cắp?

Cập nhật: 20-04-2011 | 00:00:00

Gần 30 cổ vật quý đã được tìm thấy trong hai ngôi mộ cổ tại khu Ciputra. Tuy nhiên, theo PGS Nguyễn Lân Cường, có khả năng 2 trong số các cổ vật đã bị lấy cắp trước khi các nhà khảo cổ tiến hành khai quật.

Hai ngôi mộ cổ được phát hiện ở khu Ciputra vào ngày 1.4 khi Xí nghiệp xây dựng số 1, thuộc Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị trong quá trình thi công đặt cống tại thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc được báo ngay cho Công ty TNHH Nam Thăng Long - đơn vị chủ đầu tư, và lên các cơ quan chức năng từ xã, huyện, và thành phố.

Hai ngôi mộ được phát hiện tại khu Ciputra thuộc thời Lục triều Hai ngôi mộ được phát hiện tại khu Ciputra thuộc thời Lục triều

Ngay sau đó 1 ngày, hai ngôi mộ  đã được khai quật  khẩn cấp và gần 30 hiện vật đã được tìm thấy tại đây. Sau đó ít ngày, một chiếc giếng cổ lại được phát hiện cách đó gần 200m. Ngoài 2 hiện vật bị đánh cắp, hai ngôi mộ còn gần như nguyên vẹnKhu mộ được phát hiện vào ngày 1.4 và ngay sau đó 1 ngày, việc khai quật đã được tiến hành khẩn cấp. Tuy nhiên, theo PGS Nguyễn Lân Cường, trong quá trình khai quật, dựa trên những dấu vết còn để lại, có khả năng hai cổ vật đã bị lấy cắp đi. Nhưng nhìn chung, đây là lần đầu tiên một ngôi mộ cổ được khai quật mà còn gần như nguyên vẹn.  Trước đó, các ngôi mộ Hán  khi được phát hiện, thường các nhà khảo cổ đến sau, khi hiện vật đã bị trộm gần hết. Hiện, tất cả các hiện vật (vì có hiện tượng mất cắp) đã được chuyển đi bảo quản cẩn mật trong khi đợi các nhà nghiên cứu tìm hiểu và phân tích. Việc phát hiện hai ngôi mộ cổ tại Ciputra được các nhà khoa học đánh giá là vô cùng độc đáo và quý giá. Căn cứ trên những cổ vật được tìm thấy cũng như kiến trúc, vật liệu của ngôi mộ, các nhà khoa học xác định, hai  ngôi mộ đều thuộc thời Lục Triều có niên đại khoảng thứ 4 đến thứ 6. Tuy nhiên, ngôi mộ to có niên đại sớm hơn một chút.

Toàn cảnh hai ngô mộ cổ Toàn cảnh hai ngô mộ cổ

Mộ 1 (mộ lớn) có tổng cộng 27 hiện vật phần lớn là đồ gốm có men và không có men. 9 chiếc đinh sắt đã bị rỉ - chắc là đinh đóng quan tài. Một bát đồng rất mỏng đã bị vỡ nát, một hạt chuỗi bằng thủy tinh màu xanh, một phiến đá dẹt hình chữ nhật vuông vắn màu xanh nhạt, mà theo nhà thạch học Lê Thị Thu Hương thuộc loại đá phiến xanh.Đặc biệt ở lớp bùn đáy mộ 1, phát hiện một lớp gạo, thóc cháy. Trong 2 chiếc bát cổ cũng còn lại các hạt gạo và thóc đã cháy đen lẫn trong trầm tích. Một số hạt thóc còn giữ được cuống và một phần vỏ trấu. Qua kết quả đo đạc ban đầu thì các hạt thóc, gạo này thuộc dạng hạt bầu đến tròn (tỉ lệ dài/rộng 1,7 - 2,5mm). 

Phát hiện này theo PGS Nguyễn Lân Cường hết sức độc đáo và thú vị bởi đây là lần đầu tiên tìm thấy những hạt thóc như thế. Hiện, những hạt thóc này đang được Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Hương tiến hành nghiên cứu tại Viện khảo cổ học.

Mặt phía sau của mộ to Mặt phía sau của mộ to

Mộ 2 (mộ nhỏ) chỉ thu được 5 hiện vật bằng gốm, trong số đó có một bình đầu gà rất đẹp còn rõ cả mào, mắt và đuôi gà. Theo PGS Nguyễn Lân Cường, đây có lẽ là hiện vật quý nhất trong cuộc khai quật lần này. Cả 2 ngôi mộ đều không hề có dấu vết của gỗ quan tài và xương cốt người. PGS Nguyễn Lân Cường cho biết có khả năng đã bị tiêu hết.  Về giá trị của những hiện vật, PGS Nguyễn Lân Cường cho biết, các nhà khoa học đang tiến hành phân tích và nghiên cứu. Giếng cổ cho thấy sự tồn tại của một cộng đồng dân cư Về chiếc giếng cổ được phát hiện cách khu mộ cổ gần 200m sau đó, PGS Nguyễn Lân Cường cũng cho biết, sự xuất hiện của chiếc giếng cổ này cho thấy chắc chắn sự tồn tại lâu dài và xuyên suốt theo thời gian của cư dân tại đây - một khu vực nằm cạnh sông Hồng và là ngoại vi của thành Đại La cũ vào thế kỷ 4 – 6. Tính đến sáng 20.4, các nhà khảo cổ đã tiến hành đào sâu xuống 4,3m (chưa tính 1,4 m phía trên đã bị máy ủi san đi). Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được độ sâu của chiếc giếng cổ bởi càng đào càng phát hiện ra chiếc giếng vẫn còn sâu nữa xuống phía dưới.

PGS Nguyễn Lân Cường bên chiếc giếng cổ PGS Nguyễn Lân Cường bên chiếc giếng cổ

Phương án di dời chiếc giếng cổ về bảo tàng Hà Nội cũng đã được PGS Nguyễn Lân Cường đưa ra. Cụ thể, thợ thi công sẽ đào tiếp đất phía ngoài thành giếng để tách riêng lớp gạch ra. Quá trình này sẽ được nghiên cứu để vừa thi công vừa cố định thành giếng bằng những kèo sắt hình chữ V sao cho không ảnh hưởng tới độ kết dính giữa các viên gạch. Ngoài ra, khi vận chuyển sang Bảo tàng Hà Nội, một lớp độn dày bằng chất liệu mềm sẽ được nhồi vào trong lòng giếng để giảm lực tác động. Trong trường hợp quá dài, giếng sẽ được cắt đôi, cắt ba rồi ghép lại khi tới bảo tàng. Được biết, vướng mắc nhất vẫn còn nằm ở vấn đề kinh phí di dời bởi theo PGS, chi phí có thể lên đến vài trăm triệu.

Theo Lao Động

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên