Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương: Nỗ lực vượt qua khó khăn, phục vụ tốt khách hàng

Cập nhật: 26-08-2020 | 07:29:29

Nhng tháng đầu năm 2020, nn kinh tế thế gii và trong nước có nhiu tác động ln do nh hưởng ca dch bnh Covid-19. Do dch bnh Covid-19 tác động, các kế hoch sn xut, kinh doanh trong năm ca doanh nghip b xáo trn, nhiu doanh nghip gp không ít khó khăn. Không nm ngoài xu thuế chung, Công ty C phn Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) vn đang n lc n định sn xut, kinh doanh, duy trì vic làm cho người lao động để vượt qua giai đon khó khăn này.

 Nhà máy xử lý rác thải thứ 3 do chính Biwase thiết kế, xây dựng đưa vào hoạt động vào tháng 5-2020

 Đón đầu cơ hội

Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase), cho biết trong những tháng đầu năm 2020, trước tình hình khó khăn chung, Biwase đã chịu nhiều tác động lớn của dịch bệnh Covid-19. Là doanh nghiệp đặc thù không chỉ tập trung nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, bảo đảm lợi nhuận mà trong giai đoạn thực hiện việc giãn cách xã hội, Biwase luôn bảo đảm duy trì đội ngũ nhân viên, bảo đảm cung cấp các dịch vụ cho người dân, khách hàng không bị gián đoạn. Trong đó công ty ưu tiên bảo đảm công suất, nguồn nước sạch và thu gom, xử lý các loại chất thải phục vụ khách hàng, người dân và doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2020, các nhà máy nước của công ty đã duy trì công suất ổn định 500.000m3 phục vụ tốt nhu cầu khách hàng; tiến hành đấu nối cấp nước cho 13.426 khách hàng; tổng doanh thu đạt 1.456 tỷ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 215 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 88 tỷ đồng.

Niềm động viên, khích lệ tinh thần lớn cho tập thể cán bộ, công nhân viên Biwase khi đầu tháng 6 vừa qua, Forbes Việt nam đã công bố kết quả bình chọn công ty vào top “50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2020”. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Biwase với mã chứng khoán BWE vinh dự được xếp hạng là công ty có nền tảng vững vàng trong nhóm ngành cung cấp tiện ích. “Kết quả bình chọn cho thấy, Biwase không chỉ có kết quả kinh doanh tốt năm 2019 mà còn được kỳ vọng có sức bật trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thử thách, trong đó có tác động tiêu cực của tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Kết quả bình chọn được dựa trên những đánh giá về tính độc lập cũng như mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp, thương hiệu, chất lượng quản trị doanh nghiệp, nguồn gốc lợi nhuận trong quá khứ và triển vọng phát triển bền vững”, ông Nguyễn Văn Thiền chia sẻ.

Trong khi đó, ông Trần Chiến Công, Tổng Giám đốc Biwase nhìn nhận, trong những tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp trong nước đã và đang đối mặt với những thách thức, khó khăn do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh là rất lớn. Cụ thể, các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh không đạt được như những kỳ vọng. Song, trong giai đoạn này, bên cạnh khó khăn, thách thức cũng đặt ra nhiều cơ hội cho Biwase, nhất là trong việc chủ động đón đầu cơ hội của các nhà đầu tư sau dịch bệnh. “Hiện Biwase đang tập trung hoàn thiện và đưa vào vận hành khai thác nhà máy nước Tân Hiệp công suất 100.000m3/ ngày đêm. Đồng thời công ty cũng đẩy mạnh và tăng cường dịch vụ đến khách hàng, triển khai việc thu tiền nước trực tuyến thông qua các ngân hàng thương mại và mở rộng đa dạng các loại hình, kênh thu tiền nước để tạo điều kiện cho khách hàng, người dân, nhất là góp phần thực hiện việc giãn cách, phòng chống dịch bệnh hiện nay”, ông Trần Chiến Công nói.

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Trung bình mỗi năm lượng rác thải sinh hoạt các loại trên địa bàn tỉnh tăng từ 8 - 10%. Trung bình mỗi ngày Biwase tiếp nhận và xử lý khoảng 2.200 tấn rác thải các loại. Để bảo đảm việc xử lý rác triệt đề, góp phần bảo vệ môi trường, trung tuần tháng 5 vừa qua, Biwase đã đưa vào hoạt động nhà máy phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ nhãn hiệu Con Voi Bình Dương với công suất 840 tấn/ ngày. Đây là nhà máy thứ 3 do Biwase thiết kế, chế tạo sau 2 nhà máy đầu tiên do Chính phủ Phần Lan tài trợ, nâng công suất sản xuất phân bón lên 1.680 tấn/ngày, với tỷ lệ rác tái chế đạt trên 70%, góp phần đáng kể trong việc xử lý rác thải một cách triệt để.

“Hiện Biwase đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành lò đốt rác công suất 200 tấn/ ngày, tổng giá trị đầu tư 300 tỷ đồng, lò đốt có thể cung cấp điện cho hoạt động nội bộ tại nhà máy. Trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, quan điểm công ty là đẩy mạnh việc phục vụ trực tuyến cho khách hàng thông qua việc thu tiền nước qua hệ thống các ngân hàng thương mại cũng như đa dạng các kênh, điểm thu tiền như tại trung tâm mua sắm, siêu thị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, hạn chế người dân đến nộp tiền trực tiếp tại công ty và các chi nhánh. Tính đến nay, việc thu tiền nước thông qua ngân hàng thương mại, các điểm thu hộ đạt 40% doanh số, dự kiến cuối năm sẽ đạt 60%”, ông Nguyễn Văn Thiền nói.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Thiền, hiện nay các nhà máy nước đều đã đầy tải. Từ nay đến cuối năm công ty đang tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy nước Nam Tân Uyên, Uyên Hưng để tăng cường phục vụ cho khu vực Tân Uyên, Bắc Tân Uyên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, hiện các nhà máy nước Bàu Bàng cũng được công ty tăng công suất từ 30m3 lên 60m3/ ngày đêm; nhà máy nước Chơn Thành tăng từ 20m3 lên 40m3. Công ty cũng vừa đưa vào vận hành hoạt động hệ thống nước tại huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước). Đặc biệt, công ty còn chú trọng việc phát triển, mở rộng mạng lưới cấp nước sạch về nông thôn tại các xã Hưng Hòa, Tân Hưng, Trừ Văn Thố để phục vụ người dân.

Có thể nói, dù tình hình dịch bệnh tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhưng với nỗ lực vượt qua khó khăn, Biwase không chỉ hoàn thành được các chỉ tiêu, kế hoạch đặt ra mà còn góp phần hoàn thành nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho người dân, doanh nghiệp; đồng thời giải quyết tốt việc thu gom, xử lý các loại rác thải, góp phần bảo vệ môi trường.

 Ông Nguyễn Văn Thiền cho biết hiện nay các nhà máy nước đều đã đầy tải. Từ nay đến cuối năm công ty đang tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy nước Nam Tân Uyên, Uyên Hưng để tăng cường phục vụ cho khu vực Tân Uyên, Bắc Tân Uyên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn. Hiện tại, các nhà máy nước Bàu Bàng tăng công suất từ 30m3 lên 60m3/ngày đêm; nhà máy nước Chơn Thành tăng từ 20m3 lên 40m3. Công ty cũng vừa đưa vào vận hành hoạt động hệ thống nước tại huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước). Đặc biệt, công ty chú trọng việc phát triển, mở rộng mạng lưới cấp nước sạch về nông thôn tại các xã Hưng Hòa, Tân Hưng, Trừ Văn Thố để phục vụ người dân.

 MINH DUY  

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên