Đa dạng sinh học cho phát triển bền vững

Cập nhật: 21-05-2015 | 08:49:46

“Đa dạng sinh học (ĐDSH) cho phát triển bền vững” (Biodiversity for Sustainable Development) là chủ đề Ngày Quốc tế ĐDSH năm 2015. Chủ đề năm nay nhằm khẳng định tầm quan trọng về giá trị, vai trò của ĐDSH và bảo tồn ĐDSH đối với phát triển kinh tế - xã hội; kêu gọi cộng đồng cùng tham gia vào các hoạt động bảo tồn ĐDSH.

 

 Núi Cậu - Dầu Tiếng đa dạng về động thực vật với nhiều loại gỗ quý như gõ, căm xe, giáng hương, bằng lăng… và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như nai, mễn, heo rừng…

 

Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, địa hình tương đối bằng phẳng, không bị chia cắt bởi sông, biển; đồng thời tốc độ đô thị hóa đang phát triển mạnh mẽ từ năm 1997 đến nay. Tuy nhiên, Bình Dương cũng có sự đa dạng về thực vật và động vật. Theo số liệu điều tra của tỉnh, về thực vật có 1.084 loài thực vật bậc cao chủ yếu tập trung ở khu vực Núi Cậu - Dầu Tiếng, Lâm trường Phú Bình vàkhu vực giáp ranh với khu rừng lịch sử Mã Đà; có các loài cây gỗ có giá trị bảo tồn theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007, như gõ đỏ, sến mủ, chò chai, cẩm lai, dáng hương, trắc… Về động vật có 248 loài, gồm 23 loài thú, 99 loài chim, 40 loài bò sát và 19 loài lưỡng cư, 67 loài cá; trong đó có 30 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 33 loài có trong danh sách Sách đỏ IUCN-2007.

Ngày 22-5 hàng năm được chọn là Ngày Quốc tế ĐDSH, được khởi xướng bởi Liên hiệp quốc năm 1993 nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức cộng đồng trong bảo tồn sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Việt Nam là một trong 193 quốc gia trên thế giới tham gia Công ước ĐDSH. Sự đa dạng về địa hình, đất đai, cảnh quan và khí hậu tạo nên tính đa dạng của hệ sinh thái, loài và nguồn gen, nên Việt Nam là một trong các quốc gia được quốc tế ưu tiên cho bảo tồn ĐDSH toàn cầu.

Để bảo tồn ĐDSH hiện có và phát triển ĐDSH trong tương lai theo hướng gắn kết với các hoạt động phát triển kinh tế - xãhội nhằm phát triển bền vững đô thị Bình Dương, UBND tỉnh đãban hành Kế hoạch hành động ĐDSH đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 183/ QĐ-UBND ngày 17-11-2011. Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch là hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và thể chế về bảo vệ ĐDSH; bảo vệ ĐDSH trên cạn, tăng cường bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị; tăng cường bảo tồn ĐDSH ở các hệ sinh thái thủy vực; bảo tồn ĐDSH trong nông nghiệp; sửdụng hợp lý và phát triển tài nguyên sinh vật; tăng cường năng lực về bảo vệ ĐDSH; nghiên cứu biện pháp thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu; nghiên cứu phát triển và sửdụng hiệu quả nguồn vốn cho bảo tồn ĐDSH.

Qua quá trình triển khai thực hiện, nhiều đề tài, dự án nằm trong Kế hoạch hành động ĐDSH đãđược hoàn thành, như bảo tồn ĐDSH và phát triển các loài động vật hoang dãcó xương sống trong danh sách ưu tiên bảo tồn trên địa bàn tỉnh; Dự án nghiên cứu quy hoạch chi tiết về quản lý, khai thác 2 khu vực quan trọng trong bảo tồn ĐDSH ở tỉnh Bình Dương, đó là Khu di tích rừng Kiến An, khu vực Núi Cậu theo hướng bảo tồn và phát triển cảnh quan du lịch; Dự án mô hình quản lý, bảo vệ rừng và sửdụng rừng bền vững dựa vào cộng đồng; Dự án phát triển hành lang cây xanh giao thông đô thị và liên tỉnh… qua đó góp phần bảo đảm ĐDSH được bảo tồn và phát triển bền vững ở Bình Dương.

 

 HOÀNG ÁI

 

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=940
Quay lên trên