Đăng ký cư trú theo quy định mới
Cập nhật: 10-02-2012 | 00:00:00
Bộ
trưởng Bộ Công an (CA) đã ban hành Thông tư số 80 quy định về quy trình đăng ký
cư trú, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8-2-2012.Quy
trình chungCó
3 yêu cầu chung về đăng ký, quản lý cư trú: 1.
Cơ quan CA tiếp nhận bản sao giấy tờ, tài liệu được cấp từ sổ gốc, bản sao được
công chứng, chứng thực từ bản chính không được yêu cầu xuất trình bản chính để
đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác
minh. Đối với bản sao các giấy tờ, tài liệu không được cấp từ sổ gốc, không có
công chứng, chứng thực thì có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu.
Người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính
xác của bản sao so với bản chính. 2.
Trường hợp hồ sơ rõ ràng, đầy đủ, không vướng mắc, không cần xác minh thì giải
quyết trong thời hạn nhanh nhất. 3.
Trường hợp cơ quan CA có thẩm quyền đăng ký cư trú xác định được là người già,
yếu, tàn tật hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không thể đến nơi làm thủ tục đăng ký
cư trú, trong gia đình không có người đại diện đến nộp hồ sơ đăng ký cư trú
được, thì lãnh đạo đơn vị quyết định cử cán bộ đến gặp trực tiếp để xem xét,
giải quyết.Trình
tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký cư trú được áp dụng chung cho CA huyện, quận, thị xã
của thành phố trực thuộc Trung ương; CA thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây
viết gọn là CA cấp huyện) và CA xã, phường, thị trấn. Theo đó, cán bộ tiếp nhận
hồ sơ phải nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú
và thực hiện theo quy định sau đây: a)
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục (hồ sơ hợp lệ); Tiếp nhận hồ sơ và ghi
vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu; Viết biên nhận theo nội dung sau: Họ, tên,
chức vụ, đơn vị công tác, giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ, thời gian trả kết
quả và ký, ghi rõ họ, tên. b)
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê
khai chưa đúng, đầy đủ thì hướng dẫn cho công dân bằng văn bản ghi rõ thủ tục,
nội dung cần bổ sung, kê khai lại hoặc hướng dẫn khác (nếu có). Đối với hồ sơ
đã hướng dẫn nhưng còn vướng mắc thì tiếp nhận, đề xuất chỉ huy Đội Cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự xã hội trình Trưởng CA cấp huyện hoặc Trưởng CA
xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định. c)
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện đăng ký cư trú thì không tiếp nhận và trả
lời bằng văn bản cho công dân, trong đó nêu rõ lý do không tiếp nhận (sau đây
viết gọn là trả lời công dân).Trình
tự giải quyết đăng ký thường trúĐối
với cán bộ đăng ký, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải
nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu với quy định của pháp luật về cư trú và thực hiện
theo quy định sau đây: a)
Trường hợp hồ sơ không phải xác minh: Đối chiếu và ghi vào bản sao không được
cấp từ sổ gốc, không có công chứng, chứng thực (bản chụp, bản in, bản đánh máy,
bản đánh máy vi tính hoặc bản viết tay) các giấy tờ, tài liệu là đã đối chiếu
đúng với bản chính và ký, ghi rõ họ tên, thời gian đối chiếu; Đề xuất bằng văn
bản và ghi rõ các thông tin: Ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, tài liệu có trong hồ
sơ, yêu cầu giải quyết, ý kiến đề xuất, ký, ghi rõ họ, tên và chuyển hồ sơ đến
chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. b)
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục nhưng cần phải làm rõ một số nội dung
thì cán bộ đăng ký phải lập phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu, đề xuất chỉ huy
Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội duyệt, ký (xác minh trong
phạm vi cấp huyện) hoặc đề xuất để chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội trình Trưởng CA cấp huyện duyệt, ký (xác minh ngoài phạm vi cấp
huyện). c) Trường hợp hồ sơ có vướng mắc thì đề xuất
chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội xem xét, quyết định.Đối
với chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trong thời hạn 3
ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ và đề xuất của cán bộ đăng ký, có trách nhiệm kiểm
tra hồ sơ và thực hiện theo quy định sau đây: a)
Trường hợp hồ sơ không phải xác minh thì giao cán bộ đăng ký viết, ký, ghi rõ
họ, tên (mục “Cán bộ đăng ký” hoặc mục “Cán bộ lập phiếu”) vào sổ hộ khẩu,
phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu. Sau khi kiểm tra, đối chiếu các
thông tin trong sổ hộ khẩu, phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu, chỉ
huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đề xuất bằng văn bản và trình
hồ sơ lên Trưởng CA cấp huyện; b)
Trường hợp hồ sơ phải xác minh thì duyệt, ký phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu
hoặc cử cán bộ xác minh (xác minh trong phạm vi cấp huyện) hoặc trình Trưởng CA
cấp huyện duyệt, ký phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu hoặc cử cán bộ xác minh
(xác minh ngoài phạm vi cấp huyện); c) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu
thủ tục hoặc kê khai các biểu mẫu, giấy tờ chưa đúng, chưa đầy đủ thì ghi rõ
vào văn bản đề xuất của cán bộ đăng ký những thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê
khai lại để thông báo cho công dân; d)
Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trình Trưởng CA cấp huyện
duyệt, ký văn bản trả lời công dân; đ) Trường hợp hồ sơ có vướng mắc thì báo
cáo, đề xuất Trưởng CA cấp huyện xem xét, quyết định. MINH
CHÂU