Đẩy mạnh công tác đấu nối hạ tầng thoát nước thải sinh hoạt

Cập nhật: 14-09-2020 | 08:13:52

Để cải thiện môi trường sống, điều kiện vệ sinh và mỹ quan đô thị, bảo đảm sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển kinh tế, hiện nay TP.Thủ Dầu Một đang tập trung đẩy mạnh công tác đấu nối hạ tầng thoát nước thải sinh hoạt đến các tổ chức, hộ dân.

T l đấu ncòn thp

Hiện nay, trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một có Nhà máy xử lý nước thải Thủ Dầu Một, hoạt động chính thức từ ngày 31-5-2013, có công suất thiết kế 70.000m3/ngày đêm. Giai đoạn I nhà máy hoạt động với công suất 17.650m3/ngày đêm, thực hiện thu gom nước thải sinh hoạt cho người dân tại khu vực trung tâm TP.Thủ Dầu Một; gồm toàn bộ các phường Phú Cường, Phú Lợi, Chánh Nghĩa, Hiệp Thành, Phú Thọ, Phú Hòa với 15.055 hố ga D300 và 14 trạm bơm nâng. Giai đoạn 2 của dự án đang triển khai thi công mở rộng và chuẩn bị đi vào hoạt động ở một phần phường Hiệp Thành, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Thọ, Phú Mỹ và một phần phường An Thạnh (5 khu phố), Thuận Giao (2 khu phố), TP.Thuận An, với 12 trạm bơm nâng và 17.758 hố ga D300.

 Nhân viên Nhà máy xử lý nước thải Thủ Dầu Một thực hiện đấu nối hạ tầng thoát nước thải cho hộ dân

Ông Nguyễn Tấn Vinh, Giám đốc Chi nhánh Nhà máy nước thải Thủ Dầu Một, cho biết: “Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đấu nối nước thải sinh hoạt của chi nhánh vẫn gặp một số khó khăn. Nguyên nhân do truyền thống và phong tục tập quán của người dân là nhà vệ sinh đặt sau nhà, trong khi hộp đấu nối nằm ở phía trước nhà. Nên khi đấu nối nước thải vào hệ thống chung, phải đào nền nhà từ phía sau ra trước, phải thay lại toàn bộ gạch lát nền, nên việc vận động đấu nối còn khó khăn. Bên cạnh đó, việc thi công đấu nối mất ít nhất từ 2 đến 3 ngày và phải đào xới trong nhà, làm ảnh hưởng đến kết cấu nhà, gạch thay thế không trùng màu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình. Ngoài ra, những cơ sở kinh doanh buôn bán thường thuê lại mặt bằng nên rất ngại việc đào bới, đấu nối sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc kinh doanh cũng như chi phí đấu nối. Do đó, chủ nhà và người thuê không thống nhất. Thực trạng này khiến cho công tác đấu nối của chúng tôi gặp khó khăn”.

Đẩy mnh tuyên truyn

Từ năm 2016 đến nay, TP.Thủ Dầu Một đã triển khai thực hiện công tác đấu nối nước thải sinh hoạt trên địa bàn. Tính đến nay, tổng số hộ đã thực hiện đấu nối là 7.362 hộ, đạt 69,33% (so với tổng số 10.618 hộ dân, cơ sở sản xuất đủ điều kiện đấu nối). Để nâng cao tỷ lệ đấu nối nước thải của các hộ dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong thời gian tới TP.Thủ Dầu Một sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

Bà Võ Thị Lý, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Thủ Dầu Một, cho biết: “Để nâng cao tỷ lệ đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom nước thải của thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo UBND các phường thực hiện. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác đấu nối nước thải năm 2020 trên địa bàn phường, trong đó đăng ký tỷ lệ đấu nối đạt được so với số hộ thoát nước có khả năng đấu nối trong năm 2020. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân lợi dụng trời mưa mở nắp hố ga để nước mưa, nước thải khác chảy vào, làm ảnh hưởng đến hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố”.

Ông Nguyễn Tấn Vinh cho biết: “Để nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân tham gia đấu nối cần có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương các cấp, các ban ngành, đoàn thể để tiếp tục thúc đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nhận thấy được lợi ích của việc đấu nối nước thải. Hiện nay, người dân trông chờ vào nguồn kinh hỗ trợ từ địa phương để giảm bớt chi phí và có điều kiện tiếp cận với việc đấu nối nước thải”.

 Hiện nay, tất cả các khu công nghiệp (KCN) đã đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải để thu gom toàn bộ nước thải sản xuất, sinh hoạt tại các công ty, doanh nghiệp về nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN để xử lý, tỷ lệ đấu nối nước thải tại các KCN hiện nay đạt 100%. Nước thải sau xử lý của các KCN đều bảo đảm đạt quy chuẩn theo quy định QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt cột A trước khi xả thải ra nguồn nước mặt tiếp nhận. Đối với các doanh nghiệp nằm ngoài KCN, hiện nay có khoảng 70% doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra giám sát hoạt động của cc nhmy xửlớc thi (WWTPs) nhằm bảo đảm về chất lượng nước thải được xử lý đạt quy chuẩn theo quy định trước khi thải ra môi trường.

 PHƯƠNG AN  

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=964
Quay lên trên