Để bảo đảm cung cấp điện xuyên suốt, an toàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hiện Công ty Điện lực Bình Dương (PCBD) đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình điện trọng điểm, ưu tiên điện phục vụ sản xuất công nghiệp. Việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng được xem là yếu tố quyết định để các công trình kịp hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ giảm tải cho lưới điện các khu vực có nhu cầu cao.
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng quyết định tiến độ thi công, đưa các công trình điện vào vận hành để giảm tải cho các địa phương. Trong ảnh: Nhân viên PCBD bảo trì trạm biến áp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên
Nhiều công trình giảm tải
Ông Nguyễn Văn Xuân, Trưởng phòng Kỹ thuật PCBD, cho biết thời gian qua, PCBD không thực hiện tiết giảm điện trên địa bàn, bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định. Tuy nhiên, do tình hình phụ tải tăng cao, công suất phát của hệ thống điện mặt trời sụt giảm nên một số thời điểm Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam yêu cầu phải giảm tải từ 5 - 10MW đối với các khách hàng trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương do quá tải trạm biến áp 500kVA Tân Định, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống điện do PCBD quản lý đang quá tải ở một số khu vực, nguyên nhân do các công trình lưới điện 110 - 220kV chậm tiến độ, hầu hết bị vướng công tác giải phóng bố trí mặt bằng để thi công.
Theo kế hoạch, trong năm 2022, PCBD đóng điện đưa vào vận hành trạm biến áp 110kV Vĩnh Hiệp và chuẩn bị đưa vào đóng điện trạm 110kV Mỹ Hòa. Tuy nhiên, khi 2 trạm biến áp này vận hành, chỉ giảm tải cho một số trạm 110kV lân cận, không giải quyết hết tình trạng đầy và quá tải lưới điện 110kV trên địa bàn. Vì vậy, PCBD tiếp tục phối hợp các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ với mục tiêu đóng điện 8 công trình lưới điện 110kV trong năm 2022.
Các công trình đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng vàthi công. Nếu công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp thuận lợi thìsẽ hoàn thành đóng điện trong năm 2022 đúng tiến độ. Các công trình vận hành sẽgiảm tải cho lưới điện các khu vực đang vận hành đầy, quá tải, đặc biệt là ở các khu vực TP.ThủDầu Một, TX.Bến Cát, TX.Tân Uyên, huyện Phú Giáo... vàđáp ứng nhu cầu phát triển phụtải điện trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Ưu tiên phục vụ sản xuất
Theo PCBD, có hơn 70% sản lượng điện thương phẩm trên địa bàn là phục vụ sản xuất công nghiệp. Quá trình phát triển đô thị, công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tốc độ nhanh khiến nhu cầu điện mỗi năm tăng trung bình từ 10 - 12%. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn ở mức cao, áp lực trong việc bảo đảm cung cấp điện là rất lớn. Tuy nhiên, với phương châm “điện đi trước một bước”, trong những năm qua ngành điện đã thực hiện đầu tư hệ thống lưới điện phủ khắp trên toàn địa bàn, bảo đảm cung cấp đủ điện cho các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm quốc phòng - an ninh, góp phần thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Bình Dương.
Ông Nguyễn Văn Xuân cho biết thêm, dự kiến trong năm 2022 và những năm tiếp theo, nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn tỉnh sẽtiếp tục tăng cao. Do đó việc đầu tư xây dựng, cải tạo lưới điện nhằm bảo đảm cung cấp đủ điện, an toàn, liên tục luôn được ngành PCBD quan tâm. Trong đó, dự kiến tổng vốn cho công tác đầu tư xây dựng lưới điện 110kV vàtrung hạthếtrong giai đoạn 2022-2025 trên 4.500 tỷ đồng, năm 2022 dựkiến 1.197 tỷ đồng. Ngoài ra, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia đang triển khai đầu tư lưới điện 220kV - 500kV trên địa bàn tỉnh, gồm 1 công trình 500kV và6 công trình 220kV với tổng vốn đầu tư trên 3.000 tỷđồng. Các công trình này đang trong giai đoạn thỏa thuận tuyến vàbồi thường giải phóng mặt bằng.
Là địa bàn có tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị cao của tỉnh, TP.Thuận An có nhu cầu điện phục vụ sản xuất công nghiệp rất lớn. Ông Lưu Văn Tuấn, Phó Giám đốc Điện lực Thuận An, chia sẻ trong những năm qua nhu cầu điện trên địa bàn luôn tăng cao, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện trên địa bàn thành phố với 6 khu công nghiệp, hơn 92.000 khách hàng, sản lượng điện thương phẩm tiêu thụ hàng năm khoảng 3 tỷ kWh. Để áp ứng nhu cầu điện, trong những năm qua, Điện lực Thuận An không ngừng đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện. Đầu tư bọc hóa, ngầm hóa và thay thế dần các thiết bị đóng cắt, bảo vệ bằng công nghệ tiên tiến phục vụ tự động hóa lưới điện. Đến nay, đã bọc và ngầm hóa được 320km đường dây trung thế, đạt 70% khối đường dây đơn vị quản lý. “Kế hoạch đến cuối năm 2025, chúng tôi sẽcơ bản đáp ứng nhu cầu tự động hóa, hiện đại hóa lưới điện, bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục với chất lượng cao phục vụ sản xuất công nghiệp và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, ông Tuấn chia sẻ
MINH DUY