Ngày 21-9 tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Đa số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (CA) tham gia hội thảo cho rằng các quy định hiện hành có nhiều điểm không phù hợp và đề nghị tăng thời gian gia hạn giấy phép lên 5 năm.
Bà Phùng Thị Anh, đại diện Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, cho biết Nghị định 26 ra đời từ cách đây 10 năm (2007) khi dịch vụ chứng thực chữ ký số tại Việt Nam còn chưa hình thành. Dù đã hai lần sửa đổi, bổ sung song thực tiễn còn nhiều bất cập, vì vậy cần xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 26 để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Theo ông Phùng Huy Tâm, Phó giám đốc Công ty công nghệ thẻ Nacencomm, gia hạn là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng đến cốt lõi của dịch vụ chứng thực chữ ký số. "Khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng mà chúng tôi không gia hạn thì sẽ không biết khách hàng có sử dụng dịch vụ chúng tôi không. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chưa nhìn thấy hoạt động nào cứ định kỳ phải cấp mới", ông Tâm cho hay.
"Việc gia hạn chứng thư số tránh việc phải định kỳ xin cấp mới sẽ mang lại nhiều tiện ích cho công tác quản lý, tiết kiệm chi phí đầu tư, thời gian và nhân lực chuyển đổi theo hệ thống chữ ký số mới", ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch Bkav, chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Lê Việt Cường thuộc FPT-CA nhấn mạnh: "Trên thực tế, khi cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, các gói cước dịch vụ CA cung cấp tới khách hàng thường có điều kiện thời gian 1-3 năm. Nếu thời hạn cấp phép quá ngắn, hết thời hạn lại chỉ được gia hạn một năm thì sẽ gây tác động rất lớn đối với doanh nghiệp".
Các CA kiến nghị giữ nguyên nội dung gia hạn giấy phép như trong Nghị định 26 nhưng tăng thời gian gia hạn lên 5 năm để đảm bảo theo thông lệ chung của quốc tế và tính liên lục trong cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, bà Lê Thị Phương Thuý, đại diện Bộ Tài chính, cho rằng cũng cần phải cân đối giữa việc thuận tiện và không gián đoạn dịch vụ với việc đảm bảo an toàn bảo mật.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng kiến nghị cần rút ngắn thủ tục cho doanh nghiệp như về thời gian thẩm tra, cấp phép, đề nghị bổ sung nội dung về trách nhiệm quản lý nhà nước với dịch vụ chứng thực chữ ký số…
"Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được chính xác: "Dịch vụ chứng thực chữ ký số" là loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp. Dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm: |