Dệt may và những nỗi lo

Cập nhật: 21-01-2022 | 09:08:48

 Chạy nước rút” thành công trong 3 tháng cuối năm 2021, ngành dệt may về đích kim ngạch xuất khẩu, giữ mức tăng trưởng dương so với năm trước. Cộng đồng DN dệt may đặt mục tiêu phấn đấu cao nhất cho năm 2022, “sống chung” an toàn với dịch bệnh, nỗ lực ổn định lao động, sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu.

Phía trước vẫn còn nhiều thách thức đang chờ đợi ngành cả trong ngắn và dài hạn. Hiện nay, các DN dệt may trong nước sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nội tại. Chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây, bất lợi về tỷ giá khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ, mất cân đối lao động. Không chỉ trong ngắn hạn, dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức lớn trong dài hạn đến từ xu hướng phát triển xanh và từ các đối thủ cạnh tranh của ngành như Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ. Các đối thủ này cũng đang từng bước phát triển xanh, bền vững. Đáng nói, các nhãn hàng lớn trên thế giới đều đã công bố lộ trình sử dụng nguyên liệu tái chế, nguyên liệu xanh. Dệt may Việt Nam phải bắt nhịp nếu không muốn bị loại bỏ.

Trước thực tế này, ngành dệt may đã và đang khắc phục vấn đề thiếu nguồn nhân lực bằng máy móc, thiết bị. Hạn chế đầu tư theo chiều rộng, phân tán đơn vị sản xuất nhỏ lẻ và rời rạc để không bị giới hạn trong chuyển đổi số, tự động hóa và không đáp ứng được đơn hàng quy mô lớn.

 KHẢI ANH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=412
Quay lên trên