Di tích tiêu biểu cho nền văn hóa đồng thau ở hạ lưu sông Đồng Nai

Cập nhật: 09-04-2012 | 00:00:00

Dốc Chùa (Cầu Chùa) là tên gọi địa điểm của khảo cổ học. Di tích (DT) bao bọc cả ngọn đồi, trên đồi còn có một ngôi chùa cổ được xây dựng cách đây khoảng 200 năm đã bị phá hủy do chiến tranh (hiện tại trên nền ấy đã xây dựng lại một ngôi chùa mới vào năm 2002).  Di tích khảo cổ Dốc Chùa

DT khảo cổ Dốc Chùa nằm trên bờ sông Đồng Nai, bên trái con đường liên tỉnh lộ Tân Uyên đi Lạc An, thuộc ấp Tân Hòa, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, cách trung tâm thị trấn Uyên Hưng 3km về hướng đông. Bề mặt của sườn đồi có độ cao khoảng 20m so với mặt nước biển và 14m so với mặt nước sông Đồng Nai. Tại đây, qua các đợt khai quật đã hình thành nhiều bộ sưu tập hiện vật có giá trị lịch sử và khoa học rất lớn. Cụ thể như các công cụ sản xuất bằng đá, gốm, đồng... Đặc biệt, một bộ sưu tập gồm 76 khuôn đúc đồng và 68 công cụ vũ khí bằng đồng đã được phát hiện trong DT. Dốc Chùa trở thành một bộ sưu tập hiện vật quan trọng biểu hiện cho một đỉnh cao phát triển của thời tiền sử vùng Đông Nam bộ. Một DT đa dạng và phong phú có nhiều yếu tố mới, sự hội tụ về kinh tế, kỹ thuật của xã hội phát triển cao, có niên đại từ 2.500 đến 3.000 năm cách ngày nay.

Ngày 28-12-2001, DT Dốc Chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là DT khảo cổ học cấp quốc gia. Là địa điểm khảo cổ học tiêu biểu cho nền văn hóa đồng thau ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai. Với tổng diện tích 10.788,31m2.   Những hiện vật được khai quật tại di tích khảo cổ Dốc Chùa

Thực hiện đề án “Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di tích tỉnh Bình Dương đến năm 2010 định hướng đến năm 2020” của Sở Văn hóa - Thông tin, đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt, DT Dốc Chùa đã được quy hoạch đưa vào khai thác phát huy tác dụng một DT khảo cổ thời tiền sử tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Khai quật một số hố, giữ nguyên hiện trạng di vật trong hố khai quật và làm mái che, hàng rào bảo vệ khai thác giới thiệu phát huy giá trị lịch sử một cách khoa học rất sinh động cho công chúng và các nhà nghiên cứu. Quy hoạch lại các cây trồng làm cho khu DT trở thành khu du lịch sinh thái. Xây dựng nhà trưng bày giới thiệu quá trình khai quật và giá trị các cổ vật đã khai quật. Xây dựng hàng rào bảo vệ. Phối hợp với tuyến du lịch sinh thái đường sông Đồng Nai và đường bộ, du khách đến DT tìm hiểu về văn hóa cổ xưa, tham quan chùa nghe kể về sự tích ông Mõ và thưởng ngoạn cảnh sông nước hữu tình...

Phi Long

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=1546
Quay lên trên