Với thông tin dự kiến sẽ tăng giá điện từ ngày 1.3 khiến nhiều người không khỏi lo lắng, bởi cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều từ quyết định này.
Thời điểm hiện nay, nhiều gia đình đã phải chuẩn bị phương án để đối phó với lần điều chỉnh tăng giá điện này.
Để cắt giảm chi tiêu khi giá điện tăng, nhiều gia đình sẽ chuyển sang thói quen đun bếp than tổ ong để giảm thiểu chi phí.1.001 cách tiết kiệm điệnViệc thông báo sẽ tăng giá điện từ ngày 1.3 khiến rất nhiều gia đình đang tìm mọi phương án để làm giảm lượng tiêu thụ điện năng trong gia đình. Anh Nguyễn Huy Hoàng – phố Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình – chia sẻ: “Gia đình tôi hiện tại đang sinh sống gồm 3 thế hệ, nên lượng điện năng tiêu thụ trong một tháng khá lớn, bởi hầu hết các thiết bị trong gia đình đều sử dụng điện như bình nóng lạnh, máy sưởi, điều hòa... Trước thông tin giá điện dự kiến tăng từ đầu tháng 3, nên gia đình tôi đã phải thay thế, hạn chế sử dụng những thiết bị này, như bình nóng lạnh bằng điện được thay thế bằng bình năng lượng mặt trời, tuy chi phí ban đầu khá cao nhưng bù lại sẽ tiết kiệm được về lâu về dài, trong khi đó độ an toàn khi sử dụng là khá cao”.Cũng giống như anh Hoàn, gia đình chị Anh Thư – phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng - cũng thay thế toàn bộ bóng đèn trong gia đình bằng các loại bóng tiết kiệm điện, bởi theo chị Thư, nếu mỗi thứ trong nhà được thay thế bằng những sản phẩm tiết kiệm điện năng thì một tháng cộng lại cũng giảm được chi phí đáng kể tiền điện sinh hoạt.Theo nhiều người, với giá sinh hoạt hiện đang đắt đỏ như hiện nay, khi mà giá gas, giá điện, giá vật liệu xây dựng... đều đang tăng, thì việc tìm cách để cắt giảm chi tiêu, sử dụng điện năng một cách hợp lý là tiêu chí hàng đầu của các gia đình. Nếu như trước đây, nhiều gia đình có thói quen sử dụng tối đa công suất của các các thiết bị trong gia đình đều là đồ điện như máy giặt, tủ lạnh, máy đun nước sôi..., thì nay họ đã phải cân nhắc sử dụng sao cho hợp lý nhất. Theo kinh nghiệm sử dụng điện tiết kiệm của chị Thu Hương – phố Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng: Đối với máy giặt thì gia đình chị thường tập trung quần áo của cả nhà lại cho đủ một “cối” chứ không còn cảnh mỗi lần giặt chỉ vài ba chiếc quần, chiếc áo, vừa tốn nước lại còn tốn điện. Tủ lạnh thì chuyển sang nấc lạnh nhỏ nhất để tiết kiệm, bữa nào ăn hết bữa đó để hạn chế chất nhiều đồ ăn trong tủ khiến phải bật sang nấc cao, khiến lượng điện năng tiêu thụ điện nhiều hơn. Còn phích đun nước sôi trước đây bật cả ngày, thì nay chỉ khi nào cần sử dụng nước nóng thì gia đình mới đun nước bằng ấm siêu tốc chứ không bật phích nữa...Đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, thì việc tăng giá điện không ảnh hưởng nhiều bởi vì các thiết bị sử dụng điện của họ không nhiều, nên việc tăng giá điện không làm họ “chóng mặt” như nhiều gia đình có điều kiện khác. Chị Thu Hà – phố Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng – chia sẻ: “Các thiết bị điện trong nhà tôi ngoài mấy chiếc đèn thắp, một chiếc tivi và tủ lạnh cũ thì chẳng còn thiết bị gì khác, vì đun nấu đều bằng bếp than tổ ong, nước nóng để tắm và sử dụng cũng bằng vật dụng này, nên nếu điện có tăng thêm thì một tháng cũng chỉ mất thêm một, hai chục nghìn... Nhưng có điều giá điện sinh hoạt mà tăng thì sẽ ảnh hưởng lên đời sống nói chung như giá cả sẽ leo thang, thực phẩm tăng giá...”.Doanh nghiệp chóng mặt vì điện sẽ tăng giáBên cạnh người dân thì đối tượng bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá điện lần này chính là các doanh nghiệp sản xuất, bởi giá điện tăng thì giá thành sản phẩm cũng tăng, trong khi đó, nhu cầu cạnh tranh về giá đang là tiêu chí hàng đầu, nên họ rất ngại tăng giá bán, giao hàng trong thời điểm này. Anh Trần Mạnh Cường – chủ một cơ sở sản xuất nhựa trên địa bàn huyện Thanh Trì – cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi đang tìm mọi phương án sao cho cân bằng được giữa việc điều tiết kinh doanh cũng như khắc phục tình trạng sản xuất bị ảnh hưởng bởi tăng giá điện. Hiện tại, chúng tôi đang tính tới cách cho công nhân làm vào ca 3, bởi đây là giờ thấp điểm tiêu thụ điện nên giá có rẻ hơn, nhưng cũng thấy nhiều bất cập khi đồng hồ sinh học của mọi người đang làm quen vào ban ngày, khi chuyển sang ca đêm sợ không đảm bảo được năng suất cũng như an toàn lao động”.Còn doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng của anh Đức Minh thì lại đặt tiêu chí vận hành máy móc sao cho tiết kiệm, đạt hiệu quả tối đa lên hàng đầu. Anh Minh cho biết: “Việc thất thoát điện năng trong sản xuất cũng là một việc khiến chi phí điện bị đẩy lên cao, nhất là khi giá điện tăng như hiện nay. Chính vì vậy, Cty chúng tôi đã tăng cường việc sử dụng máy móc sao cho hợp lý, không để máy móc vận hành, chạy mà không được sử dụng, đặc biệt chú trọng nâng cao cho công nhân ý thức tiết kiệm điện. Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là phương án trước mắt, về lâu về dài vẫn phải tính cách khác để có thể tiết kiệm điện một cách tối đa khi thứ gì cũng tăng giá “ầm ầm” như hiện nay”.Còn bác Nguyễn Văn Đức – phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy - thì lại cảm thấy khó khăn “hộ” cho những người đang thuê trọ tại khu nhà của ông, bởi đây đều là những người có thu nhập thấp, là sinh viên của các trường đại học..., nên việc tăng giá điện sẽ khiến cuộc sống của họ lại thêm khó khăn, khi hết giá gas tăng lại đến giá điện, trong khi giá nhà cũng sẽ phải điều chỉnh lại trong thời gian tới cho phù hợp với giá cả trên thị trường...Có lẽ, những “cơn bão” tăng giá sẽ vẫn còn tiếp tục đổ xuống đầu những người dân trong thời gian tới...
Theo Lao Động