Điều kỳ diệu mang tên Mỹ Phước

Cập nhật: 21-12-2009 | 00:00:00

Sản phẩm của DN đầu tư vào các KCN Mỹ Phước có hàm lượng công nghệ cao và khả năng cạnh tranh lớn

Được thành lập từ giữa năm 2002, đến nay các Khu công nghiệp (KCN) Mỹ Phước 1, 2, 3, 4, 5 do Công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư có tổng diện tích quy hoạch gần 6.600 ha đã chứng minh được sự thành công của mô hình phát triển công nghiệp kết hợp dịch vụ và đô thị. Chỉ trong một thời gian ngắn, với mô hình này, Mỹ Phước đã vươn lên và nhanh chóng dẫn đầu tỉnh về số lượng dự án cũng như vốn đầu tư...

Bài 1: Địa chỉ sáng giá trên bản đồ đầu tư

Ấn tượng thu hút đầu tư

Trở lại năm 2002, sau những kết quả kinh doanh đầy triển vọng từ việc đầu tư vào KCN Việt Nam - Singapore, Công ty Becamex IDC một lần nữa mạnh dạn tham gia vào dự án xây dựng KCN Mỹ Phước. Mặc dù là KCN lớn hàng đầu của tỉnh xét về quy mô và mới nhận quyết định thành lập từ tháng 6-2002 nhưng tốc độ triển khai xây dựng các KCN Mỹ Phước diễn ra rất nhanh, hơn 7 năm đi vào hoạt động tính đến nay các KCN Mỹ Phước đã thu hút hơn 390 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Mỹ, Hà Lan... với tổng vốn đầu tư gần 3 tỷ USD. Đây là tốc độ kỷ lục về thu hút dự án vào KCN trong thời gian ngắn, đưa Mỹ Phước trở thành địa chỉ sáng giá trên bản đồ đầu tư của Việt Nam.

Cùng với việc đột phá về số lượng dự án, các KCN Mỹ Phước còn là nơi thu hút nhiều dự án của doanh nghiệp (DN) lớn, các tập đoàn đa quốc gia vào các lĩnh vực như công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm, công nghiệp gỗ và trang trí nội thất, may mặc, các ngành công nghiệp phụ trợ... Nổi bật trong đó nhiều dự án có mức đầu tư lớn đến hàng chục, thậm chí cả trăm triệu USD như dự án nhà máy sản xuất vỏ xe ô tô của Tập đoàn Kumho Asiana (Hàn Quốc) có vốn đầu tư 200 triệu USD, dự án Khu đô thị sinh thái EcoLakes Mỹ Phước (Malaysia) có vốn đầu tư 620 triệu USD, nhà máy sản xuất và gia công nước giải khát các loại của Kirin Acecook (Nhật Bản) có vốn đầu tư 60 triệu USD, dự án sản xuất các loại máy nông cụ và các phụ tùng của Tập đoàn Kubota (Nhật Bản) có vốn đầu tư giai đoạn 1 gần 11,4 triệu USD...

Đáng chú ý nhất trong năm 2009 này, trước tình hình khó khăn do tác động từ suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng tại các KCN Mỹ Phước vẫn nhộn nhịp khởi công và khánh thành. Trong đó tiêu biểu cho các dự án sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt như nhà máy sản xuất mô tơ điện, hộp số của Công ty TNHH Bonfiglioli Việt Nam tại KCN Mỹ Phước 3 có tổng vốn đầu tư 16 triệu USD; dự án nhà máy chuyên sản xuất các loại nước giải khát đóng lon nhôm như cà phê, trà, các loại nước uống tăng lực không gaz và nước ép trái cây với tổng vốn đầu tư 18 triệu USD tại KCN Mỹ Phước 2 của Công ty TNHH Kian Joo Canpack Việt Nam; dự án khá lớn nữa là nhà máy sản xuất và lắp ráp các loại dây chuyền sản xuất sữa, nước uống, thực phẩm, dược phẩm với tổng vốn đầu tư 20 triệu USD của Công ty TNHH Iwai Plant Tech Việt Nam...

Điểm mạnh từ môi trường đầu tư và nguồn nhân lực

Để có kết quả trên, dưới góc nhìn của nhà đầu tư thì điểm nổi bật của các KCN Mỹ Phước đó là hạ tầng công nghiệp tốt, các KCN được quy hoạch hiện đại và đồng bộ, điều này thích hợp để DN phát huy hiệu quả trong đầu tư. Điểm quan trọng nữa mà nhà đầu tư quan tâm là công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để hỗ trợ cho DN mà chủ đầu tư KCN quan tâm, nhất là việc chủ đầu tư liên kết, hợp tác với các trường đào tạo để chuẩn bị nguồn lực có trình độ, có thể đáp ứng cho các ngành hàng thiên về công nghệ cao, sức cạnh tranh mạnh mà các DN lớn đòi hỏi.

Cùng với những vấn đề trên, KCN Mỹ Phước còn được biết đến về chính sách đối với người lao động (LĐ). Vì vậy, nơi đây đã trở thành địa chỉ tin cậy để hàng chục ngàn LĐ từ khắp mọi miền đất nước hội tụ, sinh sống, học tập và làm việc. Theo Công ty Becamex IDC cho biết, nhận thức vai trò quan trọng của lực lượng LĐ nên đã chú trọng xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng như nhà ở tập thể, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học... cùng với việc thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân tái định cư và công nhân LĐ. Chính điều này đã giúp người LĐ thực sự được “an cư, lập nghiệp” khi đến làm việc tại KCN Mỹ Phước. Đây cũng chính là nguồn nhân lực quan trọng quyết định đến sự thành công cho các KCN Mỹ Phước, tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào sản xuất - kinh doanh.

Có thể nói thành công của các KCN Mỹ Phước đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của tỉnh nhà. Đây còn là bài học kinh nghiệm quý báu trong quy hoạch phát triển hạ tầng công nghiệp làm đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được giao cho một DN Nhà TRỌNG MINH

Kỳ tới: Về Mỹ Phước nghe các nhà đầu tư nói

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=411
Quay lên trên