Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser

Cập nhật: 24-08-2013 | 00:00:00

Bệnh viện Vạn Phúc: Địa chỉ tin cậy của người bệnh

Tư vấn sức khỏe:

> Video clip Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

> Video clip Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý thường gặp ở độ tuổi từ 30 đến 55. Nỗi ám ảnh nhất của người bệnh là đau dai dẳng và kéo dài làm cho người bệnh mệt mỏi khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc, nhiều trường hợp dẫn đến tàn phế đã trở thành một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hàng năm, có đến hàng trăm ngàn người phải bỏ việc vì bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống.

1. Nguyên nhân

a. Nhóm nghuyên nhân do lao động và sinh hoạt hằng ngày:

- Những người lao động nặng như khuân vác, gánh nặng, các động tác sai tư thế khi mang vác các vật nặng dễ gây thoát vị đĩa đệm nhiều nhất

- Những nghề nghiệp tuy không phải nặng nhọc nhưng lại dễ gây thoát vị đĩa đệm: Lái xe, nhân viên hành chánh bắt buộc phải làm việc nhiều giờ ở tư thế ngửa cổ trước máy tính, thợ may, biên tập viên truyền hình…

- Các vận động viên bóng đá, bóng chuyền, nhảy sào…

b. Nhóm nguyên nhân do thoái hóa: Cùng với sự lão hóa của cơ thể, các hoc môn bắt đầu giảm dần, các đĩa đệm ngày càng mất nước trở nên giòn dễ vỡ, các vòng sợi dễ bị rách đứt làm cho nhân nhầy dể thoát vị ra ngoài gây chèn ép thần kinh. Hệ thống dây chằng trở nên lỏng lẻo làm cho các đốt sống dễ bị trượt kéo theo thoát vị đĩa đệm

c. Do chấn thương: Sau một chấn thương cấp diễn người bệnh có thể bị liệt tứ chi do thoát vị chèn ép tủy cổ hoặc liệt hai chi dưới do chèn ép tủy lưng. Có những trường hợp sau chấn thương vào cột sống người bệnh bị liệt hai chi dưới và tiêu tiểu không tự chủ do chèn ép chùm đuôi ngựa…

d. Nhóm nguyên nhân do di truyền: Mặc dù hiếm thấy nhưng trên thực tế vẫn có những trường hợp bố hoặc mẹ bị thoát vị đĩa đệm thì con có thể dễ bị thoát vị đĩa đệm.

2. Triệu chứng

- Đau: Là triệu chứng đầu tiên thường gặp trong TVĐĐ. Lúc đầu đau mơ hồ không có điểm đau, sau đó cơn đau ngày càng tăng và có điểm đau rõ rệt. Trường hợp TVĐĐ cột sống cổ thường khởi đầu là đau mỏi vùng vai gáy, lan xuống vai, xuống cánh tay, cẳng tay và bàn tay, có trường hợp lan lên vùng ót hoặc đau lên vùng mang tai, đau một nửa đầu. Trường hợp TVĐĐ cột sống thắt lưng thì lúc đầu đau lưng sau đó lan xuống mông, lan theo mặt sau đùi xuống cẳng chân và bàn chân. Nhiều bệnh nhân có biểu hiện đau bắp chân hoặc đau vùng gót, dễ làm cho người bệnh nhầm lẫn với đau xương gót. Có trường hợp đau lưng lan ra trước xuống vùng tiểu khung gây rối loạn tiểu tiễn

- Tê: Tê, mất cảm giác thường diễn ra sau những cơn đau kéo dài nhiều tháng, nhiều năm do hiện tượng chèn ép rễ thần kinh. Có những bệnh nhân đã quyên đi phần nào cơn đau giờ chỉ thấy tê hai bàn tay không cầm nắm được, kèm theo mất cảm giác. Có những trường hợp bác sĩ đã chẩn đoán nhầm với hội chứng ống cổ tay sau đó tiến hành phẫu thuật, nhưng sau phẫu thuật bệnh nhân vẫn cứ đau và tê, mất cảm giác. Đau lưng, lan xuống mông, tê chân, mất cảm giác, làm cho người bệnh có cảm giác kiến bò…

- Teo cơ và hạn chế vận động: Nhiều bệnh nhân đến khám trong tình trạng hạn chế vận động do chèn ép lâu ngày dẫn đến teo cơ

3. Chuẩn đoán

- Thông thường chẩn đoán TVĐĐ thường dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp CT scanner, MRI. Trong đó MRI cho kết quả chính xác nhất.

- Chẩn đoán phân biệt: Lao cột sống, ung thư cột sống, thoái hóa cột sống.

 

4. Điều trị

Hiện nay, điều trị TVĐĐ có nhiều phương pháp, người bệnh có thể dùng thuốc, điều trị phục hồi chức năng, châm cứu bấm huyệt… Trường hợp nặng có thể phẫu thuật bằng phương pháp mổ hở, mổ nội soi …

- Giai đoạn sớm: Thoát vị mới ở mức độ nhẹ người bệnh chỉ thấy xuất hiện các cơn đau không thường xuyên, có điểm đau nhưng chưa chưa có hướng lan. Giai đoạn này có thể dùng thuốc giảm đau, kháng viên, các loại sinh tố B, nằm nghỉ ngơi trên ván cứng. Trong giai đoạn này nếu người bệnh năng tập thể dục đều đặn như đi bộ, bơi lội … cũng có thể khỏi bệnh.Tuy nhiên, việc dùng thuốc chỉ mang tính tạm thời không sử dụng lâu dài, nếu dùng lâu dài sẽ gây biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng, tăng men gan, suy thận…

- Giai đoạn trung bình: Trong giai đoạn này cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, nhất là đau nhiều về đêm. Trước đây chỉ đau một vài chỗ, giờ đau âm ỉ nhiều chỗ và có hướng lan theo đường đi của dây thầy kinh bị chèn ép. Giai đoạn này thường điều trị kết hợp giữa thuốc và phục hồi chức năng như: Kéo dãn cột sống, siêu âm điều trị, sóng ngắn, điện xung, châm cứu bấm huyệt… Với cách điều trị phối hợp này tại Bệnh viện đa khoa Vạn Phúc thì khoảng 80% - 90% bệnh nhân được điều trị khỏi và giảm, chỉ có từ 5%-10% có chỉ định phẫu thuật

- Giai đoạn nặng: Giai đoạn này người bệnh đã có những biểu hiện yếu, liệt, tê bì, mất cảm giác, teo cơ, rối loạn tiểu tiện là do nhân nhầy đã thoát vị ra ngoài gây đứt rách vòng sợi, khối thoát vị đã ép vào ống sống gây chèn ép tủy. Trong giai đoạn này người bệnh có thể lựa chọn một trong các phương pháp can thiệp sau đây: Giảm áp đĩa đệm bằng laser, mổ hở, mổ nội soi…

5. Phương pháp điều trị giảm áp đĩa đệm bằng Laser

Hiện tại Bệnh đa khoa Vạn Phúc- Bình Dương đang áp dụng phương pháp giảm áp đĩa đệm bằng laser YAG, là một phương pháp điều trị hiệu quả, có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp phẫu thuật khác:

- Đây chỉ là thủ thuật vi xâm lấn đơn thuần, không phải là phẫu thuật. Người bệnh không cần phải gây mê, chỉ cần gây tê tại chỗ là đủ. Trong quá trình tiến hành thủ thuật người bệnh vẫn tỉnh táo, nói chuyện bình thường, bác sĩ không sử dụng đến dao kéo như trong mổ hở.

- An toàn tuyệt đối khi tiến hành thủ thuật, do khi đưa dây quang dẫn vào vị trí cần cắt đốt có sự hướng dẫn của camera C-am kỹ thuật số.

- Những người già, người có bệnh mãn tính như đái tháo đường, tim mach, thần kinh… vẫn có thể lực chọn phương pháp này.

- Làm thủ thuật xong người bệnh có thể ra về sau 4-5h mà không cần phải nằm lại bệnh viện như mổ hở.

- Người bệnh không cần phải truyền máu, không sợ bị nhiễm trùng sau mổ.

- Giảm đau giảm tê nhanh chóng sau khi tiến hành thủ thuật. Tuy nhiên có trường hợp giảm đau thực sự có khi phải chờ đến 1-2 tháng sau do trong quá trình cắt đốt đĩa đệm có thể bị phù nề.

- Sau khi tiến hành thủ thuật người bệnh trở lại sinh hoạt bình thường, không phải nằm bất động như trong trường hợp mổ hở.

- Tuy nhiên, phương pháp cũng có chống chỉ định khi khối thoát vị quá lớn gây hẹp ống sống hoặc chèn ép tủy. Những trường hợp có xẹp hoặc trượt đốt sống thì phương pháp này không có hiệu quả. Theo PGS-TS-BS Trần Công Duyệt người trực tiếp làm thủ thuật này trên 6.000 bệnh nhân, cho biết: “Phương pháp này chỉ đem lại hiệu quả cao đối với những bệnh nhân có thoái nhẹ và trung bình, còn những trường hợp nặng có gây hẹp ống sống, có xẹp, trượt đốt sống thì phải mổ hở”.

6. Mổ hở

Mổ hở là phương pháp kinh điển được thực hiện từ năm 1934 và đến nay vẫn được áp dụng nhiều, có chỉ định rộng rãi. Tuy nhiên, phương pháp mổ hở cũng chứa nhiều rủi ro và biến chứng, mổ hở sẽ phá hủy một phần cấu trúc bình thường của cột sống, làm yếu cột sống, sẹo sau phẫu thuật có thể gây co kéo dây thần kinh, nhiễm trùng vết mổ và tâm lý người bệnh thường là sợ phẫu thuật. Vì vậy, lựa chọn phương pháp giảm áp đĩa đệm bằng laser là giải pháp hữu hiệu và an toàn, chỉ định rộng rãi, người già, người có bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường… vẫn có thể thực hiện được. Phương pháp giảm áp đĩa đệm bằng laser là một phương pháp hiệu quả, an toàn không cần gây mê, không sử dụng dao kéo, người bệnh không phải nằm viện mà có thể ra về sau 4-5h sau thủ thuật. Hy vọng đây là một thông tin tốt lành cho những người đang bị cơn đau hoành hành mỗi ngày vì thoát vị đĩa đệm.

BS. ĐÀO CẢNH TUẤT

 

* Mọi chi tiết xin liên hệ: Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc 45 Hồ Văn Cống, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương * ĐT: 06503.777999

* PGS-TS-BS Trần Công Duyệt: 0988.106788

* BS. Đào Cảnh Tuất: 0903.616676

 

  

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên