Doanh nghiệp kêu cứu vì chịu lãi suất tới 24-25%

Cập nhật: 24-05-2011 | 00:00:00
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong các đối tượng lao đao nhất trong thời điểm hiện nay, vì lãi suất vay đã lên đến 24%, thậm chí có doanh nghiệp còn phải vay 27%/năm, đẩy chi phí doanh nghiệp lên rất cao. Nhiều doanh nghiệp đang mong ngóng các cơ quan chức năng sẽ sớm có điều chỉnh hạ lãi suất để giảm chi phí trong bối cảnh đầy khó khăn. Lắp ráp tại Nhà máy ôtô Trường Giang ở Hưng Yên Chỉ vay vốn khi thực sự có nhu cầuTại cuộc hội thảo “Kinh tế vĩ mô 2011 và cơ hội - thách thức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” do Ngân hàng Quốc tế (VIB) vừa tổ chức tại Hà Nội, các doanh nghiệp phản ánh hiện họ đang phải vay ngân hàng với lãi suất lên tới 24-25%/năm, mức lãi này vượt quá khả năng chịu đựng khi lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khó có thể vượt quá 20%/năm. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đang phải tính toán phương án tạm thời đóng cửa để tránh nguy cơ càng vay vốn đầu tư càng thua lỗ.Một đại diện của Hội Doanh nhân trẻ Hà Nội cho biết, những doanh nghiệp đầu tư vào các dự án dài hạn và triển khai từ nhiều năm nay, trước đây được hưởng một số ưu đãi của nhà nước về lãi suất cho vay, nay phải chịu mức lãi suất cho vay mới sẽ gây rất nhiều khó khăn; trong khi đó giá cước vận chuyển, nguyên vật liệu, xăng dầu... đều đã tăng cao.Theo một doanh nghiệp xuất khẩu, mức lãi suất cao như hiện nay đã cản trở các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn từ kênh ngân hàng, nhiều doanh nghiệp liên tục thay đổi ngân hàng để vay bởi họ phải tính đến bài toán lỗ lãi nên ngân hàng nào áp dụng mức lãi suất hợp lý thì họ tìm đến. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mà các ngân hàng cũng sẽ mất khách hàng.TS Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, đồng thời là thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tiền tệ Quốc gia cho rằng, 60% doanh nghiệp trong hiệp hội rất khó khăn về vốn, lãi suất lại cao, nhu cầu thị trường suy giảm. Ông Kiêm chia sẻ những khó khăn với doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho rằng doanh nghiệp nên cân nhắc chỉ vay vốn khi thực sự có nhu cầu để tránh chi phí đầu vào khá cao.Còn TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khuyến nghị doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tỉnh táo, cố gắng tồn tại để vượt qua giai đoạn khó khăn, không nên có tư tưởng bó tay, đóng cửa doanh nghiệp. Cần tận dụng cơ hội tất cả cùng khó khăn, tái cấu trúc bộ máy, quản trị thật tốt, tiết giảm chi phí để chiếm lĩnh thị trường.Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi phải chịu lãi suất quá cao ở thời điểm hiện nay, đại diện VIB cũng đã cung cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông tin về các gói sản phẩm để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá, các chính sách ngành hàng và các dịch vụ ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Ông Trần Hoài Nam, Phó Tổng giám đốc VIB cho rằng, mức lãi suất hiện nay của VIB dao động từ 19%/năm đến 23%/năm. Do vậy, doanh nghiệp cần dựa vào năng lực, nhu cầu thực sự để quyết định có vay tiếp hay không, nếu vay tiếp thì vay bao nhiêu là đủ.“Có doanh nghiệp cần 100 tỷ đồng, nhưng trước khi vay cần đặt ra câu hỏi vay làm gì, có cần thiết vay từng đó không để tránh phải chịu thiệt hại do lãi suất quá cao,” ông Nam đưa ra lời khuyên đối với doanh nghiệp.Xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng khách hàng mục tiêu từ những năm trước, VIB luôn dành những gói ưu đãi cho các đối tượng này với mức lãi suất thường thấp hơn thị trường từ 1-2%.Mong ngóng điều chỉnh lãi suấtTại hội thảo, mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là lãi suất. Bao giờ lãi suất mới giảm? Có điều chỉnh cơ chế trần lãi suất huy động VND hay không?Ông Cao Sỹ Kiêm nhận định: Lãi suất chưa thể giảm ngay được vì cơ sở của lãi suất là lạm phát, mà lạm phát năm nay đến lúc này chắc chắn là ở mức hai con số.Ông Kiêm cũng đặt vấn đề trực tiếp với lãnh đạo VIB, khi lãi suất chưa giảm được, các ngân hàng cần tăng cường tiết giảm chi phí, tăng thu từ dịch vụ để bù cho thu từ tín dụng, bớt lãi từ tín dụng để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp vay vốn.Trả lời thắc mắc của doanh nghiệp về những thông tin có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ áp trần lãi suất cho vay và bỏ trần lãi suất huy động 14%, ông Kiêm cho biết, vấn đề bỏ trần lãi suất huy động, áp trần lãi suất cho vay đang bàn thảo. Nhưng việc này cũng phải được cân nhắc, vì thực tế trần lãi suất huy động hiện nay chỉ nói cho có, chứ thực tế các ngân hàng thương mại đã đẩy lên quá xa, còn lãi suất cho vay có nơi đã lên 27-28%... quá sức chịu đựng của nền kinh tế.“Quan điểm của tôi là cả lãi suất đầu vào và đầu ra nếu không có trần vẫn hay hơn, điều tiết theo thị trường vẫn tốt hơn. Nhưng trong thời điểm lãi suất hỗn loạn như hiện nay thì việc bỏ trần lãi suất huy động và áp trần lãi suất cho vay lại là điều nên làm, vì không làm thì sẽ càng hỗn loạn và không thể kiểm soát nổi,” ông Kiêm nhấn mạnh.Theo ông Kiêm, việc áp trần lãi suất cho vay sẽ sớm được đưa ra, vì lãi suất hiện nay đã căng quá rồi. Khi khống chế được trần lãi suất cho vay thì sẽ tạo được sự ổn định về nguồn vốn của doanh nghiệp.Các ngân hàng thương mại nếu có nguồn vốn vay rẻ thì sẽ khó “tranh thủ lợi nhuận,” những ngân hàng huy động cao sẽ phải tính đến việc hạ lãi suất huy động để giữ lợi nhuận cho mình.Ông Trần Đình Thiên cũng đưa ra quan điểm cần quyết liệt ở vấn đề lãi suất chống lạm phát. Lúc này có thể “đau” nhưng sẽ tốt cho dài hạn.Tuy nhiên, theo chuyên gia này, liệu khi lạm phát lên như vậy thì lãi suất có lên tiếp không? Nhưng nếu lạm phát xuống thì chưa chắc lãi suất đã xuống ngay.“Nếu nới lỏng ngay thì cung tiền lên, lạm phát lại trở lại ngay, chính các doanh nghiệp sẽ phải trả giá. Tôi cho rằng trong vấn đề lãi suất là phải quyết liệt. Nếu lạm phát giảm thì cũng phải chờ một độ trễ chứ không nên giảm lãi suất ngay,” ông Thiên nhấn mạnh.Dẫn chứng mà ông Thiên đưa ra là những năm gần đây cứ đầu năm chống lạm phát, cuối năm “thành công” khi lạm phát hạ, lại nới lỏng ngay rồi đầu năm tới nó lại đến gõ cửa. Phía sau đó là sự tổn thương niềm tin của doanh nghiệp, lẫn người dân.Theo TTXVN
Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=306
Quay lên trên