Doanh nghiêp ngành điên, điên tử: Làm gì để giữ chân người lao động?

Cập nhật: 23-05-2011 | 00:00:00

Góp phần ổn định sản xuất, tạo mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ), Ban Quản lý KCN VSIP vừa phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và đại diện DN ngành điện, điện tử tổ chức hội thảo “Thực trạng và một số giải pháp để thu hút và giữ vững lao động trực tiếp sản xuất của DN trong KCN VSIP năm 2011”.

Theo Ban Quản lý KCN VSIP, DN ngành điện, điện tử chiếm 21%/tổng vốn đầu tư, lao động chiếm 41%, nhưng kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 50%/tổng kim ngạch xuất khẩu của cả KCN. Thu nhập bình quân của lao động thử việc, chưa ký hợp đồng từ 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng; thu nhập cao nhất sau khi ký hợp đồng lao động là 3,258 triệu đồng/người/tháng gồm cả lương cơ bản, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp nhà ở, tiền ăn trưa... Có DN thực hiện lương trọn gói gồm nhiều khoản thu nhập, trợ cấp cộng với lương chính; có DN tách riêng lương cơ bản với nhiều khoản thu nhập khác, kể cả tiền giữ trẻ, sinh nhật NLĐ và con em nếu có.

Phát biểu với góc độ trao đổi thông tin, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nguyễn Tầm Dương nêu: “Trước đây 1 người làm công nhân ngành điện, điện tử có thể gánh vác cả gia đình nhỏ của mình vì đây là ngành kỹ thuật, phải qua đào tạo nên có thu nhập cao. Nhưng nay thu nhập của ngành này so với ngành giày da, may mặc không còn khoảng cách. Mục tiêu của DN là lợi nhuận và mục tiêu NLĐ là thỏa mãn đời sống vật chất và tinh thần. Vì nhu cầu này mà NLĐ sẵn sàng rời bỏ quê hương, gia đình để đi tìm việc, nên DN nào muốn phát triển lâu dài, bền vững thì phải tự xem xét, điều chỉnh quyền lợi một cách hài hòa. Nhà nước chỉ quy định mức lương tối thiểu chứ không khống chế mức lương tối đa, vì vậy các DN rất dễ dàng xây dựng cho riêng mình một chuẩn mực riêng để thu hút, giữ chân NLĐ bằng việc thỏa thuận, đàm phán lại giá trị hợp đồng kinh doanh, sản xuất, hoặc gia công cho khách hàng, đối tác”.

Bên cạnh việc tiếp thu ý kiến, gợi ý từ phía cơ quan chức năng, đại diện DN cũng tiếp tục phản ánh: “Để góp phần giữ chân NLĐ; về phía Nhà nước cần tăng cường công tác đào tạo, dạy nghề và đào tạo lại để tránh tình trạng nhảy việc khi vào cao điểm”.

DUY CHÍ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=294
Quay lên trên