Doanh nghiệp Nhà nước sắp có cơ chế lương mới

Cập nhật: 14-09-2010 | 00:00:00

Quý IV, Chính phủ sẽ xem xét ban hành 3 Nghị định về quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước; cơ chế tiền lương của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước; và chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

 

Nhiệm vụ dự thảo 3 nghị định trên vừa được Thủ tướng giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện. Đây được xem là các biện pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.

 

 Quý IV-2010 sẽ ban hành quy chế tiền lương với doanh nghiệp, tập đoàn Nhà nước. 

Trong văn bản số 1626 ban hành hôm qua (13-9), Thủ tướng chỉ đạo, khi chưa ban hành đủ các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế và tổng công ty 91 thực hiện theo quy định hiện hành.

 

Đối với cơ chế tiền lương, Thủ tướng cho phép các tập đoàn kinh tế trong thời gian chưa xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương được tiếp tục áp dụng chế độ tiền lương theo quy định cũ cho đến khi có cơ chế mới.

 

Tính đến trước thời điểm 1-7-2010, Nhà nước còn nắm giữ 100% vốn ở 1.206 doanh nghiệp, trong đó đã chuyển đổi khoảng hơn 900 doanh nghiệp thành công ty TNHH một thành viên. Số còn lại có thể chia thành một số nhóm.

 

Nhóm thứ nhất là khoảng 40 doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa từ trước 1-7 và đã xác định xong giá trị. Nhóm này sẽ tiếp tục tiến hành cổ phần hóa.

 

Nhóm thứ hai có khoảng 30 doanh nghiệp tính đến 1-7 chưa xác định xong giá trị nhưng dự kiến trong tháng 7 xác định xong thì trong năm 2010 sẽ hoàn thành thực hiện cổ phần hóa, cũng sẽ không phải chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên.

 

Nhóm thứ ba còn khoảng 40 doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 25 để chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Nhóm này sẽ phải tiến hành cơ cấu lại nợ để chuyển thành công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên. Nếu không sắp xếp được theo các hình thức trên thì tiến hành bán doanh nghiệp hoặc phá sản mà không cấp bổ sung vốn.

 

Như vậy, còn khoảng 182 DN phải chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Trong đó, đến ngày 28-6, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định chuyển 21 doanh nghiệp gồm các Tập đoàn, Tổng công ty 91 và Tổng công ty Quản lý vốn Nhà nước (SCIC) sang Công ty TNHH một thành viên.

 

Theo VNE

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=370
Quay lên trên