Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tubingen, Đức vừa phát hiện loài cá sống tại vùng biển Tasman, New Zealand có đến bốn mắt, đạt tầm nhìn lên đến 360 độ.
Cá mắt trống (Rhynchohyalus natalensis) có bốn mắt với tầm nhìn 360°. Các nhà sinh vật học cho biết sinh vật kỳ quặc này có thể phát hiện con mồi, động vật ăn thịt và bạn tình từ mọi góc độ
Loài cá bốn mắt Rhynchohyalus natalensis, hay còn gọi cá mắt trống, sinh sống ở độ sâu ở độ sâu 800-1.000m so với mực nước biển tại vùng biển phía đông, tây Đại Tây Dương hay khu vực phía tây Thái Bình Dương, giữa Úc và New Zealand. Loài cá này có chiều dài 16-18cm, thoạt nhìn như sinh vật ngoài hành tinh.
Loài cá này có bốn mắt, hai mắt chính hình trụ hướng lên phía trên, hai mắt phụ còn lại hình bầu dục nhìn xuống dưới và có thể quan sát phía hai bên. Với cấu tạo mắt độc đáo đó, chúng có khả năng nhìn cả phía trên lẫn phía dưới trong cùng thời gian.
Khi tiếp nhận ánh sáng từ phía dưới, những tấm phản chiếu nhỏ hình cong bằng tinh thể guaine của chúng sẽ tập trung ánh sáng vào võng mạc thứ hai, mở rộng tầm nhìn của chúng lên đến 360 độ. Vì thế loài cá này có thể dễ dàng phát hiện con mồi hay bạn tình, thậm chí trong bóng tối. Hoặc chúng sẽ dễ dàng lẩn trốn khi gặp kẻ thù.
Giáo sư Hans-Joachim Wagner, Viện giải phẫu của Đại học Tubingen ở Baden-Wurttemberg, Đức, cho biết: "Rõ ràng, việc có tầm nhìn rộng của loài cá này là một lợi thế lớn khi sinh sống ở khu vực có độ sâu như vậy”.
(Theo TTO)