Với nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, 4 tháng đầu năm 2025, TP.Tân Uyên đã thực hiện hiệu quả nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Để hoàn thành mục tiêu cả năm đề ra, nhiều giải pháp đang được thành phố quyết liệt chỉ đạo, triển khai.

Công nghiệp phát triển
Hiện TP.Tân Uyên có 3 khu công nghiệp (KCN), 3 cụm công nghiệp với hơn 2.700 doanh nghiệp trong nước, với tổng số vốn đăng ký trên 57.750 tỷ đồng; 1.120 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 6,85 tỷ đô la Mỹ. Hầu hết các dự án tại TP.Tân Uyên đều đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Lợi thế của TP.Tân Uyên là đang có 2 dự án KCN VSIP lớn nhất Bình Dương và cả nước. Đó là KCN VSIP 2 có quy mô hơn 2.000 ha và KCN VSIP 3 quy mô hơn 1.000 ha. Đặc biệt, KCN VSIP 3, ngay từ khi thành lập được tỉnh xác định là KCN thế hệ thứ 3, ưu tiên các loại hình công nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế xanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, ít thâm dụng lao động.
Đến nay, KCN này đã thu hút được 17 dự án với tổng vốn đầu tư gần 2,2 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, nổi bật là dự án quy mô gần 1,4 tỷ đô la Mỹ của Tập đoàn đồ chơi Lego vừa được khánh thành và đi vào hoạt động vào tháng 4-2025. Hiện Tập đoàn Pandora, thương hiệu trang sức Đan Mạch cũng đang đẩy nhanh đầu tư xây dựng nhà máy với tổng vốn đầu tư khoảng 160 triệu đô la Mỹ. Đây là cơ sở sản xuất đầu tiên của tập đoàn tại Việt Nam, đáp ứng 60 triệu sản phẩm trang sức mỗi năm và tạo ra việc làm cho hơn 6.000 người, dự kiến nhà máy bắt đầu sản xuất vào năm 2026. Các dự án này đã và đang mở ra nhiều cơ hội góp phần gia tăng năng lực sản xuất của lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, từng bước hình thành chuỗi sản xuất đồng bộ với giá trị gia tăng cao, qua đó đóng góp tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Dự kiến đến cuối năm 2025, Bình Dương sẽ thành lập thêm 2 KCN với tổng diện tích sử dụng đất khoảng 1.000 ha tại huyện Bắc Tân Uyên và TP.Tân Uyên. Trong đó, KCN chuyên ngành cơ khí tại phường Hội Nghĩa, TP.Tân Uyên có diện tích khoảng 800 ha sẽ thu hút các ngành công nghiệp cơ khí theo hướng công nghệ cao, tự động hóa ít thâm dụng lao động và KCN Tân Lập I với diện tích 200 ha sẽ chuyên về ngành gỗ.
Sự phát triển của các KCN đã giúp TP.Tân Uyên thay đổi cơ cấu kinh tế với công nghiệp phát triển ngày càng mạnh mẽ. Ông Đoàn Hồng Tươi, Chủ tịch UBND TP.Tân Uyên, cho biết nhờ phát triển công nghiệp và chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, TP.Tân Uyên ngày càng có nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước có số vốn lớn. Thành phố đang chủ động, sáng tạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư lớn.
Giữ vững đà tăng trưởng
Ngay từ những ngày đầu năm 2025, để hiện thực hóa mục tiêu đề ra, TP.Tân Uyên nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng; cơ cấu lại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh, tính bền vững của nền kinh tế.
Theo báo cáo của UBND TP.Tân Uyên, những tháng đầu năm 2025 diễn ra trong điều kiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Tuy vậy, trong 4 tháng năm 2025, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố vẫn tăng trưởng ổn định. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt trên 14.225 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2024. Về thương mại - dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 16.960 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2024. Đáng chú ý, tổng thu ngân sách Nhà nước của thành phố ước thực hiện 3.214 tỷ đồng, đạt 55% dự toán tỉnh giao, đạt 53% dự toán HĐND giao. Trong đó, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện 2.906 tỷ đồng, đạt 56% dự toán tỉnh giao, đạt 54% dự toán HĐND giao.
Đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư vào các KCN của thành phố, TP.Tân Uyên cũng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển để nhanh chóng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối đến các KCN. Trọng tâm trước mắt, thành phố tập trung đầu tư vào lĩnh vực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng mạng lưới giao thông đấu nối, kết nối đồng bộ; nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường giao thông huyết mạch. Thu hút, mời gọi đầu tư phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp dịch vụ hậu cần (logistics), ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông - vận tải đường thủy, hệ thống cảng bến để tạo động lực thúc đẩy phát triển.
Ông Đoàn Hồng Tươi, Chủ tịch UBND TP.Tân Uyên cho biết năm 2025, TP.Tân Uyên đã đặt mục tiêu sẽ đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 13% so với năm 2024; giá trị thương mại và dịch vụ tăng 24%; tạo việc làm mới cho 6.000 lao động. Thành phố đang tập trung chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án; thực hiện hiệu quả kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 góp phần cùng với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện mục tiêu tăng trưởng hai con số của tỉnh.
Theo báo cáo của UBND TP.Tân Uyên, những tháng đầu năm 2025 diễn ra trong điều kiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Tuy vậy, trong 4 tháng năm 2025, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố vẫn tăng trưởng ổn định. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt trên 14.225 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2024. Về thương mại - dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 16.960 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2024. Đáng chú ý, tổng thu ngân sách Nhà nước của thành phố ước thực hiện 3.214 tỷ đồng, đạt 55% dự toán tỉnh giao, đạt 53% dự toán HĐND giao. Trong đó, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện 2.906 tỷ đồng, đạt 56% dự toán tỉnh giao, đạt 54% dự toán HĐND giao.
Đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư vào các KCN của thành phố, TP.Tân Uyên cũng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển để nhanh chóng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối đến các KCN. Trọng tâm trước mắt, thành phố tập trung đầu tư vào lĩnh vực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng mạng lưới giao thông đấu nối, kết nối đồng bộ; nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường giao thông huyết mạch. Thu hút, mời gọi đầu tư phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp dịch vụ hậu cần (logistics), ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông - vận tải đường thủy, hệ thống cảng bến để tạo động lực thúc đẩy phát triển.
Ông Đoàn Hồng Tươi, Chủ tịch UBND TP.Tân Uyên cho biết năm 2025, TP.Tân Uyên đã đặt mục tiêu sẽ đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 13% so với năm 2024; giá trị thương mại và dịch vụ tăng 24%; tạo việc làm mới cho 6.000 lao động. Thành phố đang tập trung chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án; thực hiện hiệu quả kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 góp phần cùng với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện mục tiêu tăng trưởng hai con số của tỉnh.
Kinh tế của TP.Tân Uyên đã khởi sắc và chuyển biến nhanh theo hướng công nghiệp và dịch vụ, thu hút các dự án đầu tư hiệu quả, thành phố đang triển khai nhiều giải pháp, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển để nhanh chóng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối. TP.Tân Uyên cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tận dụng mọi cơ hội để quảng bá môi trường kinh doanh đầu tư đối với các nhà đầu tư mới. |
NGỌC THANH - VĂN DŨNG