Mục tiêu của giáo dục đối với TKT
Hiện nay ở Việt Nam có gần 3 triệu trẻ em tàn tật, trong đó có tới 85% bị tàn tật ở mức độ vừa và nhẹ, có thể đến trường. Đối với TKT, giáo dục không đơn thuần là truyền đạt kiến thức, tiếp thu học vấn mà còn gồm vấn đề chăm sóc sức khỏe và tạo cơ hội tìm việc làm thích hợp. Do vậy giáo dục cho TKT phải nhằm mục tiêu phát triển tối đa năng lực thể chất và tinh thần giúp trẻ hội nhập xã hội. Các mục tiêu cơ bản của giáo dục cho TKT là: Phát triển các kỹ năng tâm thần và vận động, các kỹ năng trong sinh hoạt hàng ngày; tiếp thu kiến thức văn hóa; phát triển các mối quan hệ xã hội; trở thành một thành viên của cộng đồng, cùng chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm. Cần giáo dục tốt và đào tạo nghề cho TKT sớm hòa nhập cộng đồng
Trong những mục tiêu này, tùy theo dạng khuyết tật, mức độ và đặc điểm của mỗi trẻ mà có những mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn, trẻ có khó khăn vận động có mục tiêu chính là độc lập trong sinh hoạt hàng ngày, tăng cường sức khỏe và khả năng vận động di chuyển. Ngược lại, trẻ chậm phát triển trí tuệ, còn có nhiều mục tiêu khác: phát triển kỹ năng giao tiếp, nắn chỉnh hành vi, cải thiện năng lực “học” và tạo dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh…
Các hình thức giáo dục cho TKT
Là hình thức giáo dục theo nội dung, phương pháp riêng biệt cho phù hợp với từng đối tượng tàn tật. Hình thức này thường dành cho TKT nặng.
Giáo dục hòa nhập: Là hình thức giáo dục TKT cùng với trẻ bình thường. Hình thức này dành cho TKT nhẹ và vừa. Mục đích cuối cùng là làm cho trẻ có khả năng hòa nhập được xã hội, gắn bó với cộng đồng.
Ngoài ra, còn có cách giáo dục đặc biệt cho các dạng khuyết tật như TKT về thính giác. Đối với trẻ nghe kém, nghễnh ngãng, nên để trẻ học hòa nhập với trẻ bình thường. Trẻ cũng cần được giúp đỡ từ phía giáo viên, học sinh và mọi người xung quanh về giao tiếp, học tập. Trẻ điếc nặng cần được học lớp chuyên biệt để chuẩn bị vào lớp hòa nhập. Máy trợ thính là phương tiện hỗ trợ khả năng nghe của trẻ. TKT về nhìn cần được giáo dục ở lớp chuyên biệt từ 1 - 2 năm, sau đó có thể chuyển sang các lớp hòa nhập.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức vừa và nhẹ thường đi học hòa nhập ở các trường lớp bình thường. Những trẻ này thường nằm trong số học sinh kém, hay lưu ban, hoặc có hành vi bất thường ở trường học. Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng cần được giáo dục PHCN trong các lớp chuyên biệt. Mục tiêu giáo dục là trẻ có thể chăm sóc bản thân, giao tiếp được với mọi người, có hành vi thích hợp, có thể học được một số nghề nghiệp đơn giản để kiếm sống.
Q.NHƯ (thực hiện)