Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Cập nhật: 29-05-2024 | 13:55:15

Xác định tầm quan trọng của di sản văn hóa (DSVH), thời gian qua, việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, DSVH luôn được TP.Thủ Dầu Một quan tâm và xem đó là một trong những nhiệm vụ trng tâm, hng đầu ca đa phương.

 Nghề sơn mài Tương Bình Hiệp là một trong những DSVH đang được TP.Thủ Dầu Một quan tâm giữ gìn, phát huy. Trong ảnh: Khách tham quan trải nghiệm làm sơn mài tại cơ sở sản xuất sơn mài Định Hòa (phường Tương Bình Hiệp)

 Quan tâm giữ gìn

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, vùng đất Thủ Dầu Một hình thành cách đây hơn 300 năm giờ đây đã có nhiều thay đổi. Không chỉ là vùng đất thuận lợi trong giao thương, là trung tâm của tỉnh nhà, Thủ Dầu Một còn nổi tiếng với những làng nghề truyền thống, những giá trị văn hóa đang được lưu giữ trong những di tích lịch sử - văn hóa, những DSVH trên địa bàn.

Theo ông Trần Bảo Lâm, Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một, đến nay, trên địa bàn thành phố có 12 di tích đã được công nhận, trong đó 5 di tích cấp quốc gia và7 di tích cấp tỉnh. Cùng với đó, TP.Thủ Dầu Một còn có 3 loại hình đã được công nhận là DSVH phi vật thể quốc gia, gồm: Nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, Nghề gốm Bình Dương và Lễ hội Kỳ yên đình Tân An. Những kết quả đạt được thời gian qua đã thể hiện sự quan tâm ghi nhận của Nhà nước đối với những di sản có giá trị văn hóa, lịch sử, đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đình Tương Hiệp trên địa bàn phường Hiệp An là di tích được công nhận cấp tỉnh gần đây nhất. Ngoài những giá trị về mặt kiến trúc, ngôi đình còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống gắn liền với đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân địa phương. Để có được sự công nhận này, thời gian qua, chính quyền và người dân địa phương luôn ra sức giữ gìn, bảo vệ di tích. Ông Nguyễn Văn Đầy, đại diện Ban quý tế đình Tương Hiệp, cho biết những năm qua, Ban quý tế đình luôn cố gắng giữ gìn những giá trị vốn có của ngôi đình, duy trì những nét tín ngưỡng dân gian, những lễ cúng theo đúng phong tục của cha ông để lại. Thế nên, khi đình Tương Hiệp được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, không chỉ Ban quý tế đình mà cả cộng đồng dân cư đều rất phấn khởi.

Thời gian qua, TP.Thủ Dầu Một luôn quan tâm đầu tư tu bổ, chống xuống cấp, chống mối mọt các di tích đã được công nhận, lập hồ sơ đề nghị công nhận mới. Cụ thể, trong các năm 2019-2020, thành phố đã đầu tư trên 13,9 tỷ đồng để tu bổ di tích đình Phú Cường, Bà Lụa, Tương Bình Hiệp. Hàng năm, thành phố đều tổ chức khảo sát, lập dự toán kinh phí chống mối mọt thường xuyên theo định kỳ cho các di tích.

Phát huy giá trị

Cùng với công tác bảo vệ, giữ gìn, việc phát huy giá trị văn hóa, DSVH trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên. Ông Trần Bảo Lâm cho biết thêm, TP.Thủ Dầu Một xác định việc phát huy giá trị các DSVH làmột trong những nhiệm vụtrọng tâm của thành phố. Từ đó, thành phố đã tập trung chỉ đạo các phòng ban, cơ quan, đơn vị và địa phương phối hợp với MTTQ và các đoàn thể thành phố tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống để phát huy giá trị các DSVH đã được công nhận.

Hàng năm, ngành văn hóa thông tin - thể thao TP.Thủ Dầu Một đã duy trì tổ chức, phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vừa góp phần phát huy các giá trị văn hóa, vừa phục vụnhu cầu vui chơi, giải trí, hưởng thụvăn hóa tinh thần của nhân dân. Các hoạt động được tổ chức thường xuyên, đa dạng từ thành phố đến các phường, một số hoạt động truyền thống được khôi phục, duy trì và phát triển.

Tiếp tục phát huy hiệu quả công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH phi vật thể trên địa bàn, hiện nay TP.Thủ Dầu Một đang triển khai thực hiện các cẩm nang giới thiệu và số hóa các di tích lịch sử - văn hóa kết hợp quảng bá du lịch của địa phương. UBND các phường đã từng bước khôi phục lại loại hình sinh hoạt dân gian tại các đình, chùa trên địa bàn, trong đó có “Nghi thức học trò lễ” rất được quan tâm giữ gìn trong thời gian qua.

Theo ông Trần Bảo Lâm, văn hóa là bản sắc của một dân tộc, là cội nguồn của quốc gia. Vì vậy, việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, DSVH có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là nhiệm vụ trọng tâm được đặt lên hàng đầu của địa phương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và chăm lo phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho người dân. Để giữ gìn vàphát huy các DSVH trong thời gian tới, TP.ThủDầu Một cũng đã đềra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Mục tiêu mà TP.Thủ Dầu Một đang hướng đến đó là xây dựng và phát triển các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch từng bước nâng lên ngang tầm với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 HỒNG THUẬN - CHÂU TIẾN

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=470
Quay lên trên