“Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”: Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam! (Bài 2)

Cập nhật: 20-12-2022 | 08:18:30

Bài 2: Bản hùng ca chiến thắng

Với đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn và sự chủ động về chiến lược, chiến dịch, ta đã tổ chức xây dựng được thế trận phòng không nhân dân rộng khắp, tạo thành sức mạnh tổng hợp với các lực lượng chủ yếu là bộ đội ra đa, bộ đội tên lửa phòng không, bộ đội pháo phòng không, bộ đội không quân tiêm kích và lực lượng phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Ngoài ra, lực lượng công an nhân dân, cán bộ, nhân viên cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, đài phát thanh... và nhân dân toàn miền Bắc cũng được tổ chức chặt chẽ, huy động tối đa lực lượng...

12 ngày hủy diệt

Ngày 17-12-1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn ra lệnh mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã trên miền Bắc. Đến 19 giờ 44 phút cùng ngày, quả đạn tên lửa đầu tiên của Tiểu đoàn 78 thuộc Trung đoàn Tên lửa 257 được phóng lên, cuộc chiến đấu 12 ngày đêm của lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ Hà Nội bắt đầu.

Trong 12 ngày đêm (từ 18 đến 29-12) đế quốc Mỹ đã sử dụng 663 lượt B52 và 3.920 lượt máy bay chiến thuật, ném hơn 100.000 tấn bom, đạn xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã miền Bắc nước ta. Riêng ở Hà Nội, địch sử dụng 441 lượt B52 cùng nhiều máy bay chiến thuật ném hàng ngàn tấn bom xuống các khu phố, sân bay, nhà ga, bệnh viện, trường học... Chúng đã hủy diệt nhiều phố xá, làng mạc; phá sập 5.480 ngôi nhà, trong đó có gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga; làm thiệt mạng 2.368 dân thường, làm bị thương 1.355 người khác. Riêng phố Khâm Thiên, khu vực có mật độ dân số đông nhất Hà Nội, bom Mỹ đã tàn phá cả khu phố dài trên 1.200m, gần 2.000 ngôi nhà, đền, chùa, trường học, trạm xá bị phá sập, 287 người chết, 290 người bị thương.

Các đơn vị phòng không Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu đánh trả các đợt tập kích đường không của địch

Ngày 29-12-1972, do bị tổn thất nặng nề trong 11 ngày liên tiếp, máy bay B52 của địch chỉ đánh một số địa phương vòng ngoài, không dám tập trung lực lượng ở tọa độ lửa Hà Nội nữa. Ban ngày, địch sử dụng 36 lượt chiếc máy bay chiến thuật; ban đêm, địch huy động 60 lượt B52, 70 lượt máy bay chiến thuật công kích các mục tiêu ởThái Nguyên, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Thanh Hóa và ngoại vi Hải Phòng, Quảng Ninh. Các đơn vịphòng không vòng ngoài của ta (Tiểu đoàn 72, 78, 79) đã bắn rơi 2 máy bay (1 chiếc B52, 1 chiếc F4). Đây là trận đánh kết thúc thắng lợi 12 ngày đêm bảo vệ thủ đô Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung cuối tháng 12-1972.

7 giờsáng ngày 30-12-1972, Ních-xơn tuyên bốchấm dứt cuộc tập kích đường không chiến lược vào HàNội, Hải Phòng, ngừng ném bom từvĩtuyến 20 trởra vàđềnghị ̣ Chính phủViệt Nam Dân chủcộng hòa tiếp tục đàm phán, ký kết Hiệp định Paris.

Chiến công oanh liệt

Trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ miền Bắc, ngay từ đầu, Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận định tình hình, đưa ra chủ trương quyết tâm đánh thắng các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tạo niềm tin, củng cố ýchí chiến đấu cho quân và dân ta. Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương luôn chủ động về chiến lược, chiến dịch; dự báo, đánh giá đúng tình hình, nghiên cứu nắm chắc âm mưu, thủ đoạn của địch, đã kịp thời tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt mọi công tác chuẩn bị và đối phó thắng lợi trước mọi tình huống của chiến tranh.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, mà thường xuyên, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, quân và dân ta đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm, kiên cường, sáng tạo, quyết đánh, biết đánh và quyết thắng kẻ thù. Đồng thời, với sự chủ động, sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam, qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi cách đánh máy bay B52, các lực lượng vũ trang với nòng cốt là Quân chủng Phòng không - Không quân và nhân dân miền Bắc, nhất là quân dân thủ đô Hà Nội đã phát huy sức mạnh tổng hợp của thế trận phòng không nhân dân vững chắc, hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các lực lượng, điều chỉnh thế trận linh hoạt, mưu trí sáng tạo, “lưới lửa” phòng không bảo vệ thủ đô đã phát huy hiệu quả trong suốt quá trình chiến đấu, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt, vô hiệu hóa ưu thế về vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của đế quốc Mỹ.

Trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ các loại, gồm: 34 chiếc B52; 5 chiếc F111A; 21 chiếc F4CE; 4 chiếc A6A; 12 chiếc A7; 1 chiếc F105D; 2 chiếc RA5C; 1 chiếc trực thăng HH53; 1 chiếc trinh sát không người lái 147SC, bắt sống và diệt nhiều giặc lái. Quân chủng Phòng không - Không quân bắn rơi 32 trong tổng số 34 máy bay B52 bị bắn rơi trong chiến dịch. Riêng lực lượng không quân đã xuất kích 24 lần, bắn rơi 7 máy bay Mỹ (trong đó có 2 chiếc B52, 4 chiếc F4 và 1 chiếc RA5C, chiếm khoảng 8,6% tổng số máy bay bị bắn rơi trong chiến dịch); bộ đội tên lửa phòng không đánh 195 trận, bắn rơi 38 máy bay các loại (chiếm 47% số máy bay bị bắn rơi trong chiến dịch); trong đó có 29 chiếc B52 (16 chiếc rơi tại chỗ), tiêu thụ 333 quả đạn tên lửa (đơn vị tiêu thụ đạn tên lửa nhiều nhất là Trung đoàn 261 với 125 quả). Bộ đội pháo cao xạ đánh 1.191 trận, bắn rơi 28 máy bay (trong đó lực lượng pháo 100mm được công nhận bắn rơi 3 chiếc B52).

Chỉ hơn 10 ngày, không quân Hoa Kỳ đã mất gần 100 phi công, phần lớn đều là những phi công kỳ cựu, có giờ bay rất cao. Thông thường trong chiến tranh, ở những trận tập kích đường không lớn, tỷ lệ tổn thất về máy bay của phe tiến công là khoảng 1-2%. Nhưng trong cuộc tập kích bằng đường không vào Hà Nội, riêng B52 tỷ lệ tổn thất lên tới 17% (34/193 chiếc). “Tổn thất về máy bay chiến lược B52 cùng các nhân viên phi hành là hết sức nặng nề, là đòn choáng váng đánh thẳng vào những nhà vạch kế hoạch của Lầu Năm Góc”. Tướng Gioóc Ếttơ, Phó chỉ huy không quân chiến lược Mỹ, ngày 30-12-1972, đã thú nhận trên tạp chí US.Air Forces (Không lực Hoa kỳ). Còn trong hồi kýcủa mình, Ních-xơn viết: “Nỗi lo của tôi trong những ngày này không phải là lo những làn sóng phản đối, phê phán nghiêm khắc ở trong nước và trên thế giới, mà chính là mức độ tổn thất về máy bay B52 quá nặng nề”.

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã góp phần bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giữ vững thành quả cách mạng đã giành được, tạo ra bước chuyển chiến lược căn bản về cục diện của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với việc đánh thắng cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ, làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, đúng một tháng sau, ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được kýkết. Đây là bước ngoặt lịch sử, mở ra cánh cửa hòa bình cho đất nước sau nhiều năm chiến tranh ác liệt. (còn tiếp)

Hai nữ tự vệ của Liên đội Tự vệ quận Hoàn Kiếm - Hai Bà Trưng tham gia bắn rơi máy bay F111A đêm 22-12-1972
Trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ các loại, gồm: 34 chiếc B52; 5 chiếc F111A; 21 chiếc F4CE; 4 chiếc A6A; 12 chiếc A7; 1 chiếc F105D; 2 chiếc RA5C; 1 chiếc trực thăng HH53; 1 chiếc trinh sát không người lái 147SC, bắt sống và diệt nhiều giặc lái. Quân chủng Phòng không - Không quân bắn rơi 32 trong tổng số 34 máy bay B52 bị bắn rơi trong chiến dịch. Riêng lực lượng không quân đã xuất kích 24 lần, bắn rơi 7 máy bay Mỹ (trong đó có 2 chiếc B52, 4 chiếc F4 và 1 chiếc RA5C, chiếm khoảng 8,6% tổng số máy bay bị bắn rơi trong chiến dịch); bộ đội tên lửa phòng không đánh 195 trận, bắn rơi 38 máy bay các loại (chiếm 47% số máy bay bị bắn rơi trong chiến dịch); trong đó có 29 chiếc B52 (16 chiếc rơi tại chỗ)...

TRÍ DŨNG

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=547
Quay lên trên