Hành trình về với... màu xanh - Kỳ 2

Cập nhật: 06-10-2021 | 09:03:34

Kỳ 2: Nước mắt ngày “trở về”

Cuc tr v nào cũng mang nhiu cm xúc bi s thay đi, bi nhng tin yêu. Và, nhng cuc tr v t nhng trn tuyến Covid-19 li cht cha bao tin yêu, hy vng và c nhng ni lòng…

 Rất nhiều nước mắt đã rơi trong đoàn người cuối cùng rời khỏi khu cách ly điều trị đặt tại trường THPT Dầu Tiếng những ngày cuối tháng 9

 Những giọt nước mắt...

Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều thói quen hàng ngày, những điều thường nhật của con người bị thay đổi dẫn đến tâm lý bị xáo trộn. Cuộc sống “bình thường mới” sau khi dịch bệnh lắng xuống mang đến nhiều cảm xúc khó nói hết bằng lời. Ngày “trở về” vùng xanh của TP.Thuận An, bà Huỳnh Thị Thanh Phương nghẹn lại trong từng lời phát biểu. Những giọt nước mắt của tri ân, giọt nước mắt của hạnh phúc và cả những mệt mỏi, lo âu cùng những nỗi niềm trong mùa dịch bệnh như òa vỡ. Dịch bệnh đã khiến TP.Thuận An vất vả, tận lực chống chọi, và giọt nước mắt của ngày “trở về” không phải là sự yếu đuối thường nhật của phụ nữ, mà đó là khoảnh khắc của xúc động, của sự tri ân các lãnh đạo, đơn vị, cá nhân với những điều chưa nói hết nên lời.

Ngày “trở về”, chúng tôi bắt gặp trên ánh mắt của anh Huỳnh Nguyên Quân, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Dầu Tiếng ngân ngấn nước mắt khi dõi theo chuyến xe cuối cùng chở những bệnh nhân rời khỏi khu cách ly điều trị đặt tại trường THPT Dầu Tiếng. 4 tháng rồi kể từ ngày Quân xếp vội vài bộ đồ cùng ít vật dụng cần thiết vào ba lô lên đường nhận nhiệm vụ, đây là khoảnh khắc mà Quân chờ đợi và xúc động lạ thường.

Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: “Chúng tôi đang làm tất cả để mỗi người dân được an toàn, có đủ cơm ăn áo mặc, sớm có việc làm để ổn định cuộc sống. Mong người dân, công nhân ủng hộ những chính sách từ chính quyền, phát huy nghĩa tình vốn có, gắn bó với nhà máy. Tất cả để đưa Bình Dương trở về sự yên ổn vốn có, góp phần cùng tỉnh vượt qua dịch bệnh, khôi phục kinh tế”.

Quân kể, đêm đầu tiên khu cách ly điều trị, Quân và đội ngũ y, bác sĩ phải cật lực động viên từng người cách ly mà không kịp nghỉ ngơi. Công việc đã nối tiếp đến nay đã 4 tháng tập trung cho việc chăm sóc, hỗ trợ. Suốt 4 tháng ròng rã ngày cũng như đêm, 3 anh em dân quân và 3 y, bác sĩ tổ chức khám bệnh, sinh hoạt, ăn uống, tiếp nhận thông tin… làm việc hết công suất phục vụ cho gần 900 lượt bệnh nhân đến, đi. Có ngày chưa xong việc mới anh em ngưng để kịp xử lý các tình huống phát sinh trong tâm thế đều chuẩn bị tinh thần mình là F0. Xong việc chuyên môn, anh em lại chung tay quay sang lo công tác hậu cần. Nước uống vừa hết, nhu yếu phẩm thiếu và bao việc phải lo. Điện thoại báo tin nhắn hay đổ chuông dù là nửa đêm hay về sáng, anh em đều mở ra đọc để xem các bệnh nhân cần gì hỗ trợ gấp, khẩn trương tối đa.

“Có ngày nặng nề quá, chúng tôi buông tiếng thở dài. Nhưng chỉ một chút, rồi lại tập trung toàn tâm cho công việc. Len giữa chuỗi dài căng thẳng là những phút giây niềm vui vỡ òa khi nghe tin ca sản phụ chúng tôi vừa đưa đi cấp cứu đã “mẹ tròn con vuông” hay có những ca F0 đã hồi phục. Có những “ca đặc biệt” muốn nhờ hỗ trợ, dù rất ngượng ngùng vì chưa có gia đình nhưng anh em đều nghĩ ra nhiều cách để người bệnh yên tâm điều trị. Những ngày trong khu cách ly, anh em cũng nhận được sự hỗ trợ, động viên từ các cấp lãnh đạo, bà con huyện Dầu Tiếng và cả những tấm chân tình của bệnh nhân. Tất cả giúp chúng tôi vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao”, Quân tâm sự. Giấu ánh mắt ngân ngấn nước vì xúc động, Quân khẳng định “chúng tôi ổn” để tiếp tục thực hiện những ngày cách ly và dọn dẹp, trả lại không gian học đường cho học sinh thân yêu.

Ngày “trở về” với anh Mohamad Sa Ríp (TP.Thuận An) là những giọt nước mắt lưu luyến, biết ơn tận đáy lòng đối với những gì đã nhận trong thời gian cách ly tại trường THPT Dầu Tiếng. “Tôi muốn xin ở lại để cùng giúp anh chị em cán bộ trong khu cách ly điều trị chăm sóc bệnh nhân cho đến ngày cuối, nhưng quy định tại đây không cho phép. Những tháng ngày tại khu cách ly là những ngày chúng tôi sống trong ân tình của cán bộ, của những người dân huyện Dầu Tiếng. Chúng tôi mãi ghi nhớ về sự tận tâm, tận tụy của các cán bộ nơi đây. Tôi muốn giữ lấy không chỉ sự thương yêu của mọi người mà cả những ân tình này. Đường về Bình Chuẩn (TP.Thuận An) không xa lắm nhưng không biết bao giờ mới gặp lại để tri ân”, anh Ríp nói trong nước mắt.

Thắp lửa tin yêu

Đã 4 tháng ông Lee Jaehong, Giám đốc Công ty Pungkook Sai Gon 3 (TP. Dĩ An) bám trụ tại nhà máy. Ngày ông tìm đến với lãnh đạo tỉnh, trình ra phương án tối ưu nhất để đưa doanh nghiệp trở lại sản xuất để lại trong ông nhiều suy nghĩ, kỳ vọng. “Việc ở lại nhà máy không thể kéo dài thêm khi công nhân chúng tôi đã xa gia đình quá lâu. Họ cần gặp cha mẹ, vợ chồng, con cái để có được tâm lý vững vàng sau sự nỗ lực khống chế dịch bệnh. Người lao động đã sát cánh cùng công ty quá lâu và chúng tôi thật sự muốn hành trình trở về của họ an toàn, đầy tin yêu… Cuộc chiến Covid-19 lần này khốc liệt hơn chúng tôi nghĩ”, ông Lee Jaehong giãi bày trong xúc động.

Ánh mắt ông rực lên niềm hy vọng, khấp khởi nói về các phương án để công ty sẽ từng bước phục hồi sản xuất trên cơ sở đánh giá sức khỏe, phân luồng lao động tại các vùng xanh. “Trước tiên, công ty sẽ kiểm tra sức khỏe cho gần 300 lao động đang làm việc “3 tại chỗ” để duy trì ổn định, sau đó tổ chức đón công nhân từ các điểm xanh tại địa phương trở lại, hoạt động lại khoảng 50 - 70% công suất trong thời gian sớm nhất”, từng lời của ông Lee Jaehong như đầy ắp sự tin yêu.

Ông Zheng Xia, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phiên (Cụm công nghiệp Phú Chánh, TX.Tân Uyên) nói rằng ông đã rơi nước mắt vào ngày nhà máy xuất hiện F0 sau 3 tháng ổn định sản xuất “3 tại chỗ”. Để rồi niềm hy vọng lại khấp khởi trở lại ngày ông Zheng Xia tham dự lễ khánh thành trạm y tế ngay trong Cụm công nghiệp Phú Chánh. Sự chủ động của các cấp chính quyền, sự “dấn thân” của các cấp lãnh đạo, địa phương, tất cả đã thắp lên ngọn lửa tin yêu cho cộng đồng doanh nghiệp trước nỗi lo dịch bệnh luôn bao vây, cùng áp lực phục hồi kinh tế khi thời điểm cuối năm đã cận kề. Nỗ lực, chủ động “mở cửa” để làm ăn dù biết còn nhiều khó khăn trước mắt.

Một cuộc sống “bình thường mới” mà người dân mong ngóng đã và đến. Một số thói quen ngày cũ dường như phải tập làm lại từ đầu, để nhịp sinh hoạt, lao động trở lại được như trước đây là điều mà các cấp lãnh đạo, doanh nghiệp và cả người dân... đang rất thận trọng.

 Ông Zheng Xia, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phiên: “Tôi cảm ơn sáng kiến của chính quyền địa phương, của các cấp ngành khi đưa trạm y tế về đến sát với doanh nghiệp. Chúng tôi đã thực sự được chủ động để tổ chức sản xuất khi hệ thống y tế đến gần hơn. Phía trước dẫu còn rất khó khăn nhưng chúng tôi đặt niềm tin vào sự quyết liệt của các cấp chính quyền, tinh thần của cộng đồng doanh nghiệp”.Ông Zheng Xia, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phiên  (TX.Tân Uyên) trao quà cho Trạm Y tế lưu động Cụm công nghiệp  Phú Chánh trong ngày thành lập

Ông Zheng Xia, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phiên (TX.Tân Uyên) trao quà cho Trạm Y tế lưu động Cụm công nghiệp Phú Chánh trong ngày thành lập

 

 TIỂU MY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên