Hé lộ 10 thương hiệu lớn từng làm ăn với Hitler

Cập nhật: 18-06-2011 | 00:00:00

Không ít người bất ngờ khi những thông tin về Đức quốc xã đã điều khiển những tập đoàn lớn phục vụ cho chế độ của mình.

Hugo Boss được giao nhiệm vụ thiết kế bộ quân phục SS dành cho sỹ quan trẻ. Mẫu xe hơi kiểu cổ điển Beetle của nhà sản xuất Volkswagen đã được tướng Hitler yêu cầu sử dụng những lao động nô lệ để rút ngắn thời gian hoàn thành.

Hãng IBM được ra lệnh chế tạo chiếc máy tính có khả năng phân loại hồ sơ những nhân vật theo chủng tộc và giai cấp để đưa vào danh sách bị thủ tiêu.

Tuy nhiên, những tên tuổi trên không phải là các công ty duy nhất có mối quan hệ làm ăn với Đức quốc xã. Với nhiều phương thức khác nhau, những công ty toàn cầu ngày nay cũng đã từng bắt tay với Đức quốc xã dưới chế độ của họ.

1. Ngân hàng JP Morgan Chase

Ngân hàng Chase (nay là JP Morgan Chase) trước đây đã có mối liên hệ mật thiết với Đức quốc xã. Một trong những cổ đông lớn của ngân hàng là JD Rockefeller, đã trực tiếp tài trợ cho một số trung tâm nghiên cứu của Đức quốc xã trước chiến tranh.

Giữa năm 1936 - 1941, Chase và một số ngân hàng Mỹ khác cũng đã giúp Đức thực hiện giao dịch các khoản tiền với tổng trị giá hơn 20 triệu USD, và thu nhập khoảng 1,2 triệu USD tiền hoa hồng - trong đó riêng Chase thu về 500.000USD - một số tiền không hề nhỏ vào thời điểm đó.

Nguồn gốc của số tiền này là những khoản tài trợ của người Do Thái đã chạy trốn Đức Quốc xã dành cho các công ty Đức hoạt động trong nước. Đức quốc xã cũng yêu cầu ngân hàng Chase đóng băng tài khoản của người Do Thái ở Pháp trước khi phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp.

2. Hãng ôtô Ford

Cơ sở sản xuất của Ford đặt tại Đức đã sản xuất và cung ứng 1/3 số xe tải quân sự được sử dụng bởi quân đội Đức trong chiến tranh. Có nguồn tin cho biết Ford đã sử dụng lao động là tù nhân dưới sự điều hành chặt chẽ của những nhà quản lý người Mỹ.

Năm 1938, ông chủ Henry Ford đã nhận được huy chương cao nhất của Đức quốc xã trao cho công dân nước ngoài.

 

3. Random House

Bertelsmann AG dường như vẫn là cái tên khá xa lạ nhưng những cuốn sách xuất bản bởi nhiều công ty con của nhà xuất bản này, trong đó có Random House đã trở nên quen thuộc.

Trong thời gian cai trị của Đức quốc xã, Bertelsmann đã xuất bản những tác phẩm văn học tuyên truyền của Đức quốc xã như: "Thanh lọc và sự an tử" - cuốn sách của tác giả Will Vesper đã gặp phải sự phản đối gay gắt của những người Kitô giáo năm 1933.

Nhà xuất bản Random House lại một lần nữa gây ra vụ tranh cãi gay gắt trong dư luận vào năm 1997 sau khi bổ sung vào cuốn từ điển Webster với những từ giải nghĩa làm giảm nhẹ, thậm chí phủ định những hành động của chế độ Đức quốc xã.

4. Kodak

Nhắc tới Kodak người ta thường nghĩ tới các bức ảnh gia đình ấm cúng và những kỷ niệm ngọt ngào được lưu lại trên phim, tuy nhiên ít ai biết rằng đã có thời kỳ các chi nhánh Đức của công ty được phép sử dụng lao động nô lệ trong Chiến tranh thế giới II. Ngoài ra, công ty con của Kodak ở các nước trung lập châu Âu đã làm ăn với Đức quốc xã, cung cấp cho họ một thị trường bao gồm cả hàng hoá và ngoại tệ có giá trị.

Thậm chí, các chi nhánh Bồ Đào Nha đã chuyển một phần lợi nhuận kiếm được của họ để gửi các chi nhánh tại Hague duy trì hoạt động dưới sự chiếm đóng của Đức quốc xã vào thời điểm đó. Hơn nữa, công ty này không chỉ sản xuất máy ảnh, họ đã mở rộng sang sản xuất kíp nổ và hàng hoá quân sự khác cho người Đức trong thời kỳ chiến tranh.

5. Coca-Cola

Fanta là đồ uống vị cam thơm ngon được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên đây cũng là loại đồ uống đầu tiên được thiết kế đặc biệt cho Đức quốc xã. Sự ra đời của sản phẩm nước giải khát này hoàn toàn không phải là sự ngẫu nhiên.

Bắt đầu từ việc khó nhập khẩu nguyên liệu thành phần cho cola trong thời chiến, vì vậy người quản lý nhà máy Coca-Cola chi nhánh Đức, Max Keith đã đưa ra một thức uống mới có thể được thực hiện với các thành phần sẵn có.

Năm 1941, Fanta lần đầu tiên ra mắt trên thị trường Đức. Max Keith không chủ động cung ứng cho Đức quốc xã, nhưng nỗ lực của ông để giữ cho các hoạt động của Coca-Cola được ổn định qua chiến tranh, có nghĩa là Coca-Cola đã thu được khoản lợi nhuận đáng kể và có thể phân phối Coke cho lính Mỹ đóng quân ở châu Âu ngay sau khi chiến tranh kết thúc.

6. Allianz

Hiện nay, Allianz là công ty tài chính thứ 12 trên thế giới. Công ty này được thành lập tại Đức năm 1890 và cũng không lấy gì làm ngạc nhiên vì Allianz đã từng trở thành nhà bảo hiểm lớn nhất của Đức khi Đức quốc xã giành quyền cai trị. Từ đó, công ty này đã nhanh chóng trở thành một đơn vị quan trọng của chính quyền Đức quốc xã.

Tổng Giám đốc Kurt Schmitt của công ty cũng là bộ trưởng kinh tế của Hitler và công ty đã cung cấp các hợp đồng bảo hiểm cơ sở hạ tầng và bảo hiểm cho nhân viên phục vụ chế độ. Tổng giám đốc của Allianz trực tiếp làm việc chặt chẽ với chính phủ Đức quốc xã để theo dõi các chính sách bảo hiểm nhân thọ người Do Thái bị đưa tới trại tử thần và tài sản của họ bị hư hỏng trong chiến tranh.

7. Novartis

Thương hiệu được ra đời từ vụ sáp nhập hai công ty hóa học Thụy Sĩ Ciba và Sandoz để hình thành nên Novartis. Đó cũng là những công ty sản xuất thuốc nhuộm, thuốc và hóa chất của Đức quốc xã trong chiến tranh. Năm 1933, chi nhánh của Ciba tại Berlin sa thải tất cả các thành viên Do Thái của ban giám đốc, trong khi đó, Sandoz đã vật lộn với cuộc cải tổ tương tự với chiếc ghế Chủ tịch công ty.

Sau khi đã trở thành một công ty có tên tuổi, Novartis đã chuộc lại lỗi lầm của mình bằng cách đóng góp 15 triệu USD vào một quỹ của Thụy Sĩ bồi thường cho các nạn nhân của Đức quốc xã.

8. Nestlé

Năm 2000, Nestlé đã trả hơn 14,5 triệu USD vì cáo buộc của lao động nô lệ sống sót sau vụ thảm sát Holocaust và các tổ chức Do Thái đưa ra. Công ty cũng đã thừa nhận rằng đã mua một công ty vào năm 1947, trước đó đơn vị này đã sử dụng lao động bị cưỡng bức trong chiến tranh.

Nestlé đã hỗ trợ nguồn tài chính cho một phe ủng hộ đảng Quốc xã tại Thụy Sĩ vào năm 1939 và đổi lại bằng một hợp đồng độc quyền cung cấp sô-cô-la cho quân đội Đức trong Thế chiến thứ II.

9. BMW

BMW đã thừa nhận sử dụng tới 30.000 công nhân bị quản thúc trong chiến tranh. Họ là những tù nhân chiến tranh, người lao động nô lệ và tù nhân của trại tập trung được huy động để sản xuất sản phẩm động cơ.

Thời kỳ đó, BMW tập trung hoàn toàn vào chế tạo máy bay và sản xuất xe gắn máy trong chiến tranh, công ty không che dấu việc là một nhà cung cấp các máy móc cơ khí phục vụ chiến tranh của Đức quốc xã.

10. General Electric (GE)

Năm 1946, General Electric đã bị chính phủ Mỹ phạt vì các hoạt động bất chính trong thời chiến mà hãng này đã tham gia. Trong hợp tác với Krupp, một công ty sản xuất của Đức, General Electric đã chủ động tăng giá hợp kim cứng, một loại vật liệu quan trọng để chế tạo binh khí phục vụ chiến tranh.

Mặc dù chỉ bị phạt 36.000USD, nhưng General Electric đã làm gia tăng khoảng 1,5 triệu USD năm 1936 do cản trở các nỗ lực và tăng ngân sách quốc phòng Đức quốc xã. GE cũng đã mua cổ phần của Siemens trước khi chiến tranh nổ ra, và vô tình đồng lõa trong việc sử dụng lao động nô lệ để xây dựng các phòng hơi ngạt làm rất nhiều người lao động bị ảnh hưởng và thậm chí phải bỏ mạng.

Theo VTC

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=353
Quay lên trên