Hiến pháp 2013: Tái khẳng định về quyền tự do tín ngưỡng

Thứ sáu, ngày 24/01/2014
Hiến pháp 2013, ở Chương 2 “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” tại Điều 24, ghi: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. 

Cứ mỗi độ xuân về, vào dịp rằm tháng giêng (âm lịch), hàng vạn khách hành hương từ mọi miền đất nước đổ về TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đi lễ hội chùa Bà Thiên Hậu. Phục vụ nhu cầu tâm linh, Tổng Công ty Becamex IDC đã kết hợp với bốn bang người Hoa thực hiện xây thêm công trình chùa Bà Thiên Hậu tại thành phố mới Bình Dương với quy mô rộng lớn để đáp ứng nguyện vọng của khách hành hương

Gắn bó trong khối đại đoàn kết dân tộc Cứ mỗi độ xuân về, vào dịp rằm tháng giêng (âm lịch), hàng vạn khách hành hương từ mọi miền đất nước đổ về TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đi lễ hội chùa Bà Thiên Hậu. Phục vụ nhu cầu tâm linh, Tổng Công ty Becamex IDC đã kết hợp với bốn bang người Hoa thực hiện xây thêm công trình chùa Bà Thiên Hậu tại thành phố mới Bình Dương với quy mô rộng lớn để đáp ứng nguyện vọng của khách hành hươngỞ Chương 1 “Chế độ chính trị”, Điều 9.1 ghi: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Theo số liệu thống kê, đến năm 2013, cả nước có 13 tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận, cấp đăng ký hoạt động; có khoảng 24 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm khoảng 27% dân số cả nước; khoảng 83.000 chức sắc và nhà tu hành, hơn 250.000 chức việc trông coi việc đạo ở khoảng 25.000 cơ sở thờ tự trên cả nước. Ngoài các tôn giáo lớn du nhập từ nước ngoài, như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Bà-la-môn... còn có các tôn giáo nội sinh, như: Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam... Các tôn giáo ở Việt Nam, mặc dù độc lập về nghi lễ, nhưng gắn bó với nhau trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bên cạnh đó, còn có nhiều tín ngưỡng dân gian với các nghi lễ đặc sắc, phong phú, được đông đảo người dân sùng kính, như: Tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Vua Hùng, thờ Đức thánh Trần, Chúa Liễu Hạnh... Việc mở trường đào tạo, bồi dưỡng chức sắc tôn giáo luôn được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi. Hàng năm, các tôn giáo đều cử tu sĩ đi học tập, hội thảo, trao đổi công việc liên quan đến tôn giáo với các nước. Một số tu sĩ đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về tôn giáo ở nước ngoài. Các cơ sở thờ tự được pháp luật Việt Nam bảo hộ và các cấp chính quyền tạo điều kiện cho xây dựng, tu sửa khang trang. Thống kê cho biết đến nay, cả nước có 14.321 ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường. Đạo Thiên chúa có hơn 6.000 nhà thờ, nhà nguyện; đạo Tin Lành có gần 500 nhà thờ, nhà nguyện; đạo Cao Đài có 1.284 thánh thất; Phật giáo Hòa Hảo có 522 chùa, hội quán; Hồi giáo có 89 thánh đường, hàng vạn ngôi đình, đền, miếu, phủ... Ngoài ra, còn có nhiều cơ sở thờ tự của các tín ngưỡng dân gian trải dài khắp cả nước. Riêng đạo Tin Lành ở các tỉnh Tây nguyên, nếu như năm 1975 có hơn 50.000 tín đồ ở 200 buôn, đến nay tăng lên với gần 500 ngàn người ở hơn 18.000 buôn. Địa bàn Tây nguyên và Tây Bắc hiện có gần 2.000 điểm nhóm đạo Tin Lành đăng ký sinh hoạt tôn giáo với chính quyền địa phương. Các lễ trọng đại của các tôn giáo hàng năm và đại hội nhiệm kỳ của các tổ chức tôn giáo được tổ chức trọng thể, trang nghiêm, an toàn, với quy mô ngày càng lớn, thu hút đông đảo tín đồ tham dự và đều được đại diện cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở địa phương đến chúc mừng. Tín ngưỡng còn là bản sắc cộng đồng Nhiều lễ hội tôn giáo đã trở thành sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng, như: Lễ Phật đản của Phật giáo, lễ Noel của Công giáo và Tin Lành... Một số sự kiện hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức trọng thể, thành công trên đất nước Việt Nam, điển hình như: Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc (VESAK) tại Hà Nội; Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ XI (năm 2009-2010); lễ Khai mạc Năm Thánh của Giáo hội Công giáo (năm 2009); lễ Bế mạc Năm Thánh và Đại hội hành hương La Vang lần thứ 29 (năm 2010); Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội (năm 2011); các hệ phái Tin Lành tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày Tin Lành đến Việt Nam (năm 2011); Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu lần thứ X (12-2012)… Các tôn giáo của Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều tổ chức tôn giáo các nước trong khu vực Đông Nam Á, Tây Âu, Mỹ, Canada… Đặc biệt, quan hệ Việt Nam với Tòa thánh Vatican ngày càng được đẩy mạnh. Hiện nay, Tòa thánh Vatican đã bổ nhiệm Đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam. Các tổ chức tôn giáo duy trì tốt những hoạt động phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển địa bàn hoạt động các chức sắc, chức việc. Chính quyền các cấp luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo in ấn kinh sách và những ấn phẩm liên quan đến tôn giáo. Đơn cử, những năm gần đây, trung bình mỗi năm Nhà xuất bản Tôn giáo cấp phép xuất bản hơn một ngàn ấn phẩm liên quan đến tôn giáo, với hơn hai triệu bản in. Đặc biệt, Nhà nước Việt Nam đã quan tâm hỗ trợ hoàn thành in ấn, xuất bản 30.000 cuốn kinh thánh bằng các tiếng: Ba-na, Ê-đê, Gia-rai; kinh, sách Phật giáo Nam tông Khơ-me; kinh thánh Tin Lành bằng tiếng Mông hệ chữ cái La-tinh và làm thủ tục xuất bản kinh Cô-ran song ngữ Việt Nam - Ả-rập. Kinh sách của Phật giáo cũng đã được đưa vào kế hoạch in ấn bằng tiếng Khơ-me… Bên cạnh đó, Nhà nước còn tiếp tục triển khai nhiều chương trình, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tập trung giải quyết vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân. Từ những thành tựu về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như kể trên cho thấy với việc tái khẳng định ở Điều 24 của Chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” của Hiến pháp 2013, thêm một lần nữa khẳng định rằng: Ở Việt Nam, các hoạt động thuần tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng ổn định theo đúng hiến chương, điều lệ tổ chức, bảo đảm tuân thủ pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chính quyền các cấp luôn tạo điều kiện cho đồng bào các tôn giáo “đồng hành cùng dân tộc”, thực hiện đúng phương châm: “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “Nước vinh, đạo sáng”, với tấm lòng “kính chúa, yêu nước”; vừa hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của “con Lạc, cháu Hồng” đối với Tổ quốc, vừa làm tròn bổn phận của tín đồ đối với tôn giáo; hăng hái tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng-an ninh, góp phần xây dựng một Việt Nam hùng mạnh về mọi mặt.   MINH CHÂU