Thời gian qua, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt vai trò chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đến với hội viên, đoàn viên đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn. Qua cách làm này đã góp phần thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.
Ngân hàng CSXH Việt Nam chi nhánh Bình Dương triển khai giao dịch tại phường Phú Mỹ (TP.Thủ Dầu Một)
Thực hiện tốt trách nhiệm nhận ủy thác
Để thực hiện tốt các nội dung ủy thác, hiện nay, Ngân hàng CSXH Việt Nam chi nhánh Bình Dương đang thực hiện ủy thác qua các tổ chức, như: Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Đoàn Thanh niên. Trong 7 tháng năm 2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách của các tổchức này là 4.727 tỷ đồng, chiếm 99,58 %/tổng dư nợ.
Để thực hiện tốt nội dung ủy thác, các tổchức chính trị, xã hội nhận ủy thác đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH Việt Nam chi nhánh Bình Dương tích cực tuyên truyền các gói vay của ngân hàng đến đối tượng có nhu cầu sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế gia đình. Nhờ nguồn vốn vay này, nhiều hộ gia đình đãthoát nghèo. Điển hình như vợchồng anh Lê Xuân Thủy (ở ấp 1B, xãPhước Hòa, huyện Phú Giáo) do thiếu vốn sản xuất nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Năm 2019, thông qua Hội Nông dân giới thiệu, gia đình anh được vay số tiền 50 triệu đồng từ Chương trình cho vay hộ cận nghèo với mục đích chăn nuôi bò của Ngân hàng CSXH huyện Phú Giáo để đầu tư phát triển kinh tế.
Có vốn trong tay, gia đình anh đầu tư mua 2 con bò để chăn nuôi. Qua thời gian làm ăn, tích lũy, gia đình anh Thủy đãvươn lên thoát nghèo, ổn định kinh tế. Hiện gia đình anh đãcó hơn 10 con bò.
Ông Võ Văn Đức, Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam chi nhánh Bình Dương, cho biết để thực hiện tốt trách nhiệm nhận ủy thác, Ngân hàng CSXH Việt Nam chi nhánh Bình Dương luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng CSXH; nắm tình hình sử dụng vốn của người vay; bố trí, phân công cán bộ chuyên trách theo dõi công tác ủy thác, bảo đảm tính ổn định, liên tục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi hoạt động nhận ủy thác. Đồng thời, Ngân hàng CSXH Việt Nam chi nhánh Bình Dương thường xuyên tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ tổ chức chính trị- xãhội và Ban Quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn để nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia hoạt động ủy thác…
Hiệu quả phương thức ủy thác
Nhằm giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị- xãhội trong việc thực thi tín dụng chính sách, hệ thống Ngân hàng CSXH trên địa bàn tỉnh đãtổ chức giao dịch tại xã, phường, thịtrấn để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách.
“Phương thức ủy thác kết hợp giữa hệ thống Ngân hàng CSXH trên địa bàn có 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với vai trò giám sát xã hội và làm ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng chính sách. Đây là hướng đi đúng đắn, giúp cho việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng đến đúng đối tượng thụ hưởng kịp thời, hiệu quả”. (Ông Võ Văn Đức, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh Bình Dương) |
Hoạt động giao dịch tại xãlà cách thức tổ chức giao dịch của Ngân hàng CSXH với khách hàng tại điểm giao dịch đặt tại UBND cấp xã. Hiện nay, tại 89/91 xã, phường, thịtrấn tổ chức 89 điểm giao dịch, phiên giao dịch xãđược tổ chức vào ngày cố định hàng tháng, ít nhất 1 lần/tháng (kể cả thứ bảy, chủ nhật). Tại điểm giao dịch xãthực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu chi tiết kiệm, nhận hồ sơ về nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ xử lý nợvà các hồ sơ liên quan khác; tiếp nhận và xử lý thông tin góp ý, phản hồi của khách hàng; giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền cho hộ vay...
Tính đến ngày 31-7-2024, các tổ chức chính trị- xãhội nhận ủy thác đang quản lý 1.727 tổ tiết kiệm và vay vốn được thành lập tại tất cả các khu, ấp trong tỉnh, với 84.203 thành viên đang vay số tiền 4.727 tỷđồng. Bình quân/tổ 2,74 tỷđồng. Hoạt động nhận ủy thác từ hệ thống Ngân hàng CSXH trên địa bàn đãtạo điều kiện cho các tổ chức chính trị- xãhội trong việc tập hợp lực lượng, tăng số lượng hội viên, củng cố, nâng cao cả về số lượng, chất lượng; được cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện. Phương thức ủy thác này đãphát huy được thế mạnh của tổ chức hội, nhất là trong công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, giám sát và phản biện xãhội trong việc thực thi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
“Hoạt động giao dịch tại xãngày càng nề nếp, hiệu quả, tạo thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách được phục vụ một cách chính xác và tiện lợi như tại trụ sở Ngân hàng CSXH trên địa bàn. Thông qua hoạt động giao dịch tại điểm giao dịch tại xãđãtăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách, là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính”, ông Võ Văn Đức, Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam chi nhánh Bình Dương cho biết.
TƯỜNG VY