Những năm qua, hệ thống Đài Truyền thanh trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền mọi mặt đời sống xã hội tới người dân địa phương. Để công tác thông tin, tuyên truyền ngày càng phát huy hiệu quả, hệ thống truyền thanh cơ sở đang trong giai đoạn chuyển đổi số (CĐS) mạnh mẽ.
Cán bộ, công chức phường Bình Nhâm, TP.Thuận An vận hành hệ thống truyền thanh thông minh của phường
Tích cực tuyên truyền chuyển đổi số
Nhằm nâng cao ý thức của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện CĐS, các Đài Truyền thanh cơ sở trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền tiến trình thực hiện CĐS tại địa phương. Bên cạnh xây dựng mới chuyên mục Cải cách hành chính, trong đó gồm CĐS và cải cách hành chính được phát vào thứ tư hàng tuần, Đài Truyền thanh TP.Thuận An còn tích cực tuyên truyền về lợi ích của CĐS để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả của CĐS. Từ đó, người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà CĐS mang lại. Đài đã thực hiện gần 100 tin, bài, phóng sự, tài liệu tuyên truyền khác với gần 80 giờ. 10 đài xã, phường của thành phố đã tiếp âm 800 giờ chuyển tải các hoạt động về CĐS, cải cách hành chính của các cấp, các ngành từ thành phố đến các xã, phường…
Trong năm 2022, Đài Truyền thanh huyện và các Đài Truyền thanh xã của huyện Bàu Bàng cũng đã thực hiện tuyên truyền được 135 tin, bài, 3 câu chuyện truyền thanh với tổng thời lượng 90 giờ. Theo đó, các đài đã kịp thời tuyên truyền lợi ích của CĐS phục vụ người dân, cơ quan quản lý nhà nước; kết quả công tác CĐS; các ứng dụng như VneID, Bình Dương số, tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt; cải cách hành chính…
Tiện ích từ truyền thanh thông minh
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, Bình Dương đã thí điểm một số đài phát sóng ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông và bước đầu người dân đã được thụ hưởng nhiều tiện ích. Trong đó, TP.Thuận An đã thí điểm 1 đài phát sóng ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông tại phường Bình Nhâm với 8 cụm loa, cùng 10 máy phát sóng FM 50w, 354 cụm loa truyền thanh với 960 loa phóng thanh. Trong năm 2022, phường An Phú triển khai đầu tư lắp đặt 1 hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông với 15 cụm loa, từng bước số hóa truyền thanh cơ sở theo lộ trình đến năm 2025 theo đề án của Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ông Võ Hồng Ân, công chức phụ trách truyền thanh phường Bình Nhâm, cho biết hiện tại phường Bình Nhâm có tổng cộng 28 cụm loa. Trong đó, phường đã nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông được 8 cụm. Cụm loa “thông minh” viễn thông đã mang lại những tiện ích như có thể phát sóng theo từng cụm, không ảnh hưởng những vùng lân cận, những cụm nào cần phát có thể điều khiển phát bằng điện thoại, có thể kiểm tra được cụm nào hư hỏng mà không cần phải mở máy trực tiếp như phát sóng hệ thống truyền thanh FM. Tuy nhiên, cần phải đồng bộ hết tất cả hệ thống thì mới thực hiện được thao tác này, còn nếu chưa đồng bộ được hết thì phải trực tiếp mở máy và điều chỉnh từng cụm.
Tại huyện Bàu Bàng, xã Cây Trường II được chọn thí điểm xây dựng hệ thống truyền thanh thông minh (3 cụm). Các xã, thị trấn còn lại đang sử dụng song song 2 hệthống phát thanh gồm hệthống phát thanh không dây sử dụng tần sốFM vàhệthống phát thanh thông minh không dây công nghệsốFM thông qua phần mềm điều khiển thông minh bật, tắt các cụm loa phát thanh bằng phần mềm eWeLink Support. Vềcơ bản, thông qua phần mềm điều khiển thông minh ngoại tuyến eWeLink Support, người điều khiển cóthểbật, tắt tần sốphát sóng FM do địa phương quản lýtheo ýmuốn của mình bất kểởđâu, chỉcần điện thoại cósóng wifi vàcài đặt phần mềm này trên điện thoại.
Theo ông Lê Quốc Dũng, Phó trưởng Đài Truyền thanh TP.Dĩ An, việc đầu tư loa truyền thanh thông minh là giải pháp CĐS tối ưu cho các Đài Truyền thanh cơ sở, bảo đảm thông tin luôn được thông suốt, phát thanh trên diện rộng, kịp thời. Qua đó, loa truyền thanh thông minh làm tăng hiệu quả công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền ở cơ sở và bắt kịp xu thế phát triển của thời đại 4.0. Vì vậy, Đài Truyền thanh TP.Dĩ An đã xây dựng kế hoạch thực hiện CĐS và nâng cấp hệ thống truyền thanh cơ sở giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, đài sẽ nâng cấp, củng cố hệ thống truyền thanh đạt chuẩn số hóa theo quy hoạch chuyển đổi tần số của Bộ Thông tin và Truyền thông, kết nối hệ thống dữ liệu nguồn quốc gia; quản lý tất cả các cụm loa trên địa bàn qua sơ đồ hệ thống mạng, qua đó có thể biết được cụm loa nào đang hoạt động, ngưng hoạt động, có thể chủ động xửlý, khắc phục ngay trên hệ thống máy tính. Ngoài ra, đài có thể kiểm soát được nội dung, âm lượng tuyên truyền ở từng cụm loa trên địa bàn. Đài cũng sẽ từng bước phát triển mở rộng tỷ lệ phủ sóng đến các khu dân cư tập trung trên địa bàn; tạo điều kiện để tăng tỷ lệ hộ được nghe đài, tiếp nhận thông tin kiến thức.
MINH HIẾU