Hòa giải ở cơ sở
Cập nhật: 12-03-2014 | 00:00:00
Thủ
tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 15/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về
phạm vi hòa giải ở cơ sở; hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở, hòa giải
viên và một số biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Hiệu lực thi hành từ
ngày 25-4-2014.Hòa
giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật
sau đây: a) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính
tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung,
sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ
sinh chung hoặc các lý do khác); b) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như
tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử
dụng đất; c) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp
phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa
ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác
trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn; d) Vi
phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức
bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính; đ) Vi phạm pháp luật
hình sự trong các trường hợp sau đây: Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại
Điều 107 của Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) và không bị cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; Pháp luật quy định
chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu
khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 của Bộ luật TTHS và không bị cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; Vụ
án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về
đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 của Bộ luật TTHS hoặc đình
chỉ vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 169 của Bộ luật TTHS và không bị cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
e) Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ áp
dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều
kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại
Chương II phần thứ năm của Luật Xử lý vi phạm hành chính; g) Những vụ, việc
khác mà pháp luật không cấm.Không
hòa giải các trường hợp sau đây: a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, lợi ích công cộng; b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà
theo quy định của pháp luật phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết,
giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội; c) Vi
phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các
trường hợp quy định tại Điểm đ phần đã nói ở trên; d) Vi phạm pháp luật mà theo
quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp quy định tại Điểm
e phần đã nói ở trên; đ) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở
quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật Hòa giải ở cơ sở, bao gồm: Hòa giải
tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật Thương mại và các
văn bản hướng dẫn thi hành; Hòa giải tranh chấp về lao động được thực hiện theo
quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.MINH CHÂU