Hỏi - đáp về hội chứng viêm đường hô hấp cấp Trung Đông (MERS-CoV)

Cập nhật: 07-07-2015 | 10:37:48

Hỏi: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp ở Trung Đông (MERS-CoV) là gì?

Đáp: Hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông là một bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút. Tác nhân gây bệnh là vi rút thuộc nhóm coronavirus (CoV) được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 9 -2012, tại Ả-rập Xê-út và được gọi là vi rút corona gây hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (MERS-CoV).

Virus này gây bệnh trên người với các dấu hiệu sốt, ho, khó thở, tiến triển từ nhẹ đến nặng. Thời gian ủ bệnh từ 2 - 14 ngày. Đối tượng dễ mắc bệnh là người già, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, người mang bệnh mãn tính, đái tháo đường, bệnh suy giảm miễn dịch… Đây là một bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch lớn nếu không được kiểm soát tốt.

Hỏi: Bệnh MERS-CoV lây truyền và biểu hiện như thế nào khi bị nhiễm?

Đáp: MERS-CoV có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc gần hoặc giọt

 nước bọt nhỏ. Việc lây nhiễm sang cán bộ y tế đã được xác định tại một số chùm ca bệnh ở các nước hiện đang có dịch.

Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm sốt trên 38oC, ho, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh XQ tổn thương phổi ở các mức độ khác nhau và kèm theo có hội chứng suy thận cấp. Có nhiều trường hợp nhiễm MERS-CoV nhưng không có biểu hiện triệu chứng.

Hỏi: Khi nào cần đi khám để xác định có bị nhiễm MERS-CoV hay không?

Đáp: Những người có các dấu hiệu sau cần thông báo cho các cơ sở y tế địa phương để được đánh giá xem có nhiễm MERS-CoV hay không: Người có dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, có thể có sốt (≥ 38oC), ho; nghi ngờ bệnh viêm phế quản phổi, trước đó có tiền sử đi/đến vùng bán đảo Ả-rập hoặc các nước láng giềng

 trong vòng 14 ngày; các triệu chứng viêm đường hô hấp chưa giải thích được rõ ràng về căn nguyên.

Hỏi: Các biện pháp dự phòng lây nhiễm MERS-CoV cho cá nhân và cho cán bộ y tế như thế nào?

Đáp: Không nên đến các quốc gia đang có dịch khi thật sự không cần thiết, nếu bắt buộc phải đi, cần phải tìm hiểu thông tin dịch bệnh nơi đến, sử dụng các biện pháp dự phòng cá nhân. Khai báo đầy đủ, rõ ràng thông tin cá nhân khi về, tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, che miệng mũi khi ho hoặc hắt hơi; dùng khăn giấy hoặc khăn vải. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, nếu đã tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng.

Hỏi: Hiện đã có vắc xin phòng bệnh do MERS-CoV chưa? Điều trị bệnh thế nào?

Đáp: Hiện nay chưa cthuốc điều trvvắc xin dựphng MERS-CoV. Cc phương php điều trhiện nay vẫn lđiều trnhư đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng vđiều trtch cực theo hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng do chủng mới Coronavirus, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Coronavirus mới của Bộ Y tế đã ban hành.

 

 Bác sĩ CAO THANH TÙNG (Trung tâm TTGDSK)

 

Chia sẻ bài viết
Tags
MERS-CoV

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=616
Quay lên trên