Hôm ấy là ngày 10-7-1966...

Cập nhật: 14-07-2020 | 08:32:56

Thà hy sinh ch không đ thương binh b thương ln th hai! Tôi c nghĩ mãi đến câu nói này hôm tôi v thăm li Chánh Phú Hòa, quê hương ca anh hùng lit sĩ Đoàn Th Liên. Quê gc ch Vĩnh Tân, TX.Tân Uyên nhưng chiến tranh lon lc, c nhà ch cùng đến nơi này và hin ti, nhà th ca ch đây, bia tưng nim ch đây, đ nhc nh mt thi hào hùng ca vùng đt Th giàu truyn thng cách mng…

 Các em học sinh trường THCS Chánh Phú Hòa, TX.Bến Cát về nguồn tại Tượng đài tưởng niệm chị Đoàn Thị Liên

 “Nhanh lên”!

Chị Đoàn Thị Liên (sinh năm 1944, mất năm 1966) thuộc đơn vị Thanh niên xung phong (TNXP) Giải phóng miền Nam. Chị được truy tặng Huân chương Thành đồng hạng ba, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và thân thế, sự nghiệp cách mạng của chị mãi mãi là tấm gương cho biết bao thế hệ trẻ. Tìm lại trong sử liệu của địa phương, chúng tôi bắt gặp nhiều trang viết về chị. Quê hương Chánh Phú Hòa có chi bộ cộng sản đầu tiên trước tháng 8-1945, có đội Thanh niên Tiền phong vũ trang xã do đồng chí Nguyễn Văn Ngọ (Bảy Quỳ) chỉ huy đứng ra bảo vệ nhân dân giành chính quyền thắng lợi tại quận lỵ Bến Cát. Trong kháng chiến, quân dân xã đã kiên cường và “Đội quân tóc dài” là danh xưng trân trọng dành cho chị cùng đồng đội. Đầu năm 1965, đồng chí Liên được cấp ủy xã giao nhiệm vụ mới. Đoàn Thị Liên chỉ huy một trung đội thanh niên dân công hỏa tuyến phục vụ đơn vị bộ đội chiến đấu tại tỉnh. Theo chủ trương của trên, ngày 24-4-1965, Đoàn Thị Liên chỉ huy một trung đội thanh niên xung phong từ tỉnh hành quân đến căn cứ R, thành lập đội Thanh niên xung phong giải phóng miền Nam, làm nhiệm vụ “5 xung phong”. Khi đó, quân số có 108 nam, nữ và cán bộ, chiến sĩ ở các cơ quan Trung ương Đoàn, Trung ương Cục, các Tỉnh đoàn miền Đông, các Tỉnh đoàn đồng bằng sông Cửu Long. Họ tuyên thệ: “Phục vụ quên mình, anh dũng xung phong, lập công vẻ vang”, sát cánh với các sư đoàn chủ lực 5, 7, 9 của miền Nam.

Ngày 1-12-1965, Đoàn Thị Liên là Trung đội trưởng Đại đội 112 - Thanh niên xung phong Thủ Dầu Một, mang danh hiệu “Phú Lợi căm thù”. Họ đã phục vụ có hiệu quả các trận đánh Mỹ nổi tiếng đầu tiên: Phước Long, Đồng Xoài, Bông Trang - Nhà Đỏ… Đoàn Thị Liên chỉ huy trung đội làm nhiệm vụ trước trong chiến đấu: Tải đạn, tải lương thực, đào hầm hào trú ẩn cho trạm quân y, cho trạm xá chứa thương binh, cầm súng chiến đấu bảo vệ đơn vị, bảo vệ thương binh.

Anh Đoàn Văn Bo, nguyên Phó Chủ tịch UBND phường Chánh Phú Hòa, em trai út của chị Liên, cho biết anh được đồng đội của chị Liên kể về trận đánh tại cầu Cần Lê đoạn từ An Lộc đi Lộc Ninh; sau đó gia đình cũng được đồng đội chị báo tin để tìm hài cốt chị đưa về quê. Trong trận này, Đại đội Phú Lợi chuyển đạn, lương thực đến địa điểm tập kết sát đường 13 cho các đơn vị bộ đội nhận. Không may, chị Đoàn Thị Liên lên cơn sốt rét nặng. Y sĩ cho uống thuốc điều trị không cắt được sốt rét, chị đòi tiếp tục làm nhiệm vụ vì biết trận này rất quan trọng, ác liệt, cần phải có mặt mình trong đội ngũ. Chị đến gặp chính trị viên đại đội năn nỉ đòi đi phục vụ chiến đấu...

 Anh Đoàn Văn Bo bên di ảnh của người chị anh hùng

Quân giải phóng nổ súng vào đội hình xe tăng địch. Quân địch phản kích dữ dội. Hai bên đánh nhau kéo dài, khó khăn lớn cho ta còn bị bom, đạn pháo địch gây sát thương, tử thương nhiều chiến sĩ. Đoàn Thị Liên và đồng đội nhảy lên khỏi công sự, bò dưới tầm đạn đại bác tìm thương binh. Thấy 2 chiến sĩ bị thương nặng, chị giao cho anh em tiếp tục tìm, còn chị lần lượt cõng từng người về hầm an toàn...

...Một trái pháo nổ gần đó, chị Liên bị thương vào lưng, ngã gục xuống do một mảnh đạn. Rồi, các tiếng pháo nổ liên tiếp chung quanh, chị la lớn tiếng: “Chị em xông ra trận cõng tiếp thương binh về hầm, nhanh lên!”. Mệnh lệnh đó vừa dứt thì trái pháo khác nổ trên ngọn cây, mảnh đạn chụp xuống, nhiều mảnh trúng vào người chị lần thứ hai rất nặng và chị lịm dần bên cạnh vũng máu trên miệng hầm đồng đội. Sau đó, hai đồng chí thương binh ở dưới hầm không bị thương thêm lần nữa, mới biết được người nữ thanh niên xung phong đã che đạn cho mình vừa hy sinh...

Hôm ấy là ngày 10-7-1966. Tấm gương hy sinh anh dũng của chị Đoàn Thị Liên đã trở thành sức mạnh cho đồng đội chiến đấu quyết liệt với kẻ thù. Tấm gương anh dũng của chị sau này được thế hệ trẻ noi theo bằng những hoạt động ý nghĩa: Về nguồn, tìm hiểu thân thế, sự nghiệp các anh hùng, liệt sĩ của Sông Bé - Bình Dương, cán bộ Nhà Thiếu nhi tỉnh còn vẽ bộ ảnh lịch theo phong cách chibi có hình mãi mãi tuổi thanh xuân của chị! Đó là lý tưởng cao đẹp mãi trường tồn!

Chánh Phú Hòa hôm nay

Vùng đất Chánh Phú Hòa ngày nay không còn nhiều dấu vết của đạn bom, của chiến tranh. Màu xanh bạt ngàn của cây trái thay cho cảnh hoang tàn trước đây. Anh Đoàn Văn Bo, kể: “Sau khi các anh chị tôi tham gia cách mạng và hy sinh, bọn giặc ráo riết truy tìm người thân. Ba tôi bám trụ ở lại đây, tôi nhỏ nhất chạy theo mẹ sống khắp các nơi: Củ Chi, Phú Giáo, Dầu Tiếng… Sau 1975 mới trở về Chánh Phú Hòa đoàn tụ cùng gia đình. Hồi đó quá khổ, cơm không có mà ăn. Sau mất mát hy sinh, chính quyền và người dân địa phương mới xây dựng lại như ngày hôm nay. Nay thì khu công nghiệp, nhà máy, đường sá được xây dựng, đời sống của người dân khấm khá dần lên…”.

Hôm tôi ghé về thăm quê hương của chị, tình cờ gặp một nhóm các em học sinh trường THCS Chánh Phú Hòa. Các em đang cùng nhau tập văn nghệ để tham dự hội diễn “Hoa phượng đỏ hè 2020”. Em Nguyễn Minh Hà, lớp 7A4, cho biết em rất tự hào khi ngay bên trường mình có bức tượng tưởng niệm nữ anh hùng liệt sĩ Đoàn Thị Liên và nhà bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ của địa phương. Thầy cô cũng thường xuyên đem tấm gương hy sinh anh dũng của chị nói với các thế hệ học sinh để các em phấn đấu hơn nữa trong học tập, làm việc sau này, xứng đáng là người con của vùng đất anh hùng...

Ông Mai Văn Thanh, Bí thư, Chủ tịch UBND phường Chánh Phú Hòa, cho biết: “Phường hiện nay chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị luôn được lãnh đạo Đảng, chính quyền quan tâm triển khai thực hiện. Tất cả để phục vụ cho cuộc sống của người dân ngày càng tốt hơn. Toàn phường hiện còn một mẹ Việt Nam anh hùng là mẹ Lê Thị Đậu và hơn 500 gia đình chính sách luôn được quan tâm, hỗ trợ và thăm, tặng quà các dịp lễ tết. Trong tháng 7 này, ngay tại tượng đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Đoàn Thị Liên sẽ có những chuyến về nguồn do cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp tổ chức. Đây là một trong những hoạt động đền ơn đáp nghĩa ý nghĩa và cũng là niềm tự hào của người dân Chánh Phú Hòa, Bình Dương. ..”.

Lúc chia tay tôi, ông Đoàn Văn Bo cho biết thêm, bản thân ông từng là cán bộ lãnh đạo ở địa phương nên không mong mỏi điều gì hơn là các thế hệ trẻ của quê nhà, cũng như con cháu trong gia đình luôn nêu gương của chị Đoàn Thị Liên. Lịch sử hào hùng, gương hy sinh anh dũng của các thế hệ đi trước là điều chúng ta không thể nào quên và nhắc nhở nhau xây dựng quê hương, đất nước ngày càng thêm văn minh, đẹp giàu…

 QUỲNH NHƯ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=649
Quay lên trên